Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang "nối giáo cho giặc"?

Nguyễn Hằng |

Công ty DeepMind của Google mới đây tiết lộ một dự án “không tưởng”, nghiên cứu thiết lập tạo trí tưởng tượng cho trí thông minh nhân tạo (AI).

Cụ thể, dự án táo bạo này mong muốn tạo ra bước đột phá khiến trí tuệ nhân tạo có thể suy nghĩ và thực hiện "suy nghĩ cẩn trọng".

DeepMind tiết lộ, hệ thống cấp tiến sử dụng bộ mã hóa tưởng tượng "nội bộ" để giúp AI quyết định và đưa ra những dự đoán hữu ích và không hữu ích về môi trường xung quanh của nó.

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 1.

AI có trí tưởng tượng trong thới gian tới.

"Việc tưởng tượng ra hậu quả của những hành động trước khi thực hiện chúng là một công cụ mạnh mẽ trong nhận thức của con người", DeepMind cho biết.

Chẳng hạn, khi đặt một cái cốc ở cạnh bàn, chúng ta sẽ dừng lại để xem nó ổn định ra sao và liệu có rơi hay không. Trên cơ sở kết quả tưởng tượng đó, chúng ta có thể điều chỉnh lại cốc để ngăn nó không bị rơi xuống và vỡ.

Theo DeepMind nhận định, hình thức suy luận có chủ ý này hầu hết là "trí tưởng tượng" và là một khả năng đặc biệt của con người. Đây được coi là một công cụ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Dự án tham vọng liệu có phải đang "nối giáo cho giặc"?

DeepMind của Google kỳ vọng dự án mới này có thể tạo nên bước đột phá cho trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, cũng có không ít người lo ngại sự phát triển quá nhanh và nguy hiểm của AI, có thể trở thành mối đe dọa lớn cho con người trong tương lai.

Liệu rằng đây có phải là hành động "nối giáo cho giặc"?

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 2.

Stephen Hawking lo ngại mối đe dọa từ trí tuệ nhân tạo.

Một trong số những người nêu lên quan điểm thẳng thắn về AI có thể kể đến như nhà vật lý "thiên tài" Stephen Hawking và tỷ phú công nghệ Elon Musk.

Theo đó, không dưới 1 lần, Giáo sư Stephen Hawking lên tiếng cảnh báo lo ngại về trí thông minh nhân tạo (AI) có thể gây tổn hại lớn đối với con người.

Ông Hawking cho rằng con người đã phát triển công nghệ ưu việt đến mức có thể phá hủy Trái Đất và cải tạo một thế giới mới, nơi mà các robot thông minh đang dần thay thế nhiều cho những công việc hằng ngày.

Điều này có thể gây hại cho con người trong tương lai gần vì sự phát triển nhanh đến chóng mặt của AI.

Hawking cảnh báo, loài người có thể gặp rắc rối lớn nếu không biết cách xử lý đúng cách những rủi ro do AI tạo ra.

Không chỉ riêng mình Stephen Hawking, tỷ phú người Mỹ Elon Musk cũng nhiều lần lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa "ngầm" từ AI.

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 3.

Tỷ phú Elon Musk con người có thể gặp nguy hiểm nếu không kịp thời can thiệp, kiểm soát AI.

Ông chủ của Tesla cho biết: "AI là một nguy cơ lớn đối với sự tồn tại nền văn minh của con người, một trong những điều có thể xảy ra là tai nạn xe hơi, tai nạn máy bay, các loại thuốc bị lỗi, hoặc thực phẩm xấu".

Elon Musk cho rằng con người nên can thiệp và có biện pháp phù hợp với công nghệ này trước khi quá muộn.

Hé lộ dự án "sóng ngầm"

DeepMind cho hay, nhóm nghiên cứu từng xây dựng AlphaGo gây xôn xao thời gian qua sẽ thực hiện dự án này. AlphaGo sử dụng internal model (tạm dịch là "mô hình bên trong") để tiến hành phân tích những hành động sẽ dẫn tới hết quả trong tương lai ra sao nhằm có thể suy luận và lập kế hoạch.

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 4.

Trong tương lai, AI có thể phân tích, suy nghĩ thận trọng trước các tình huống xung quanh.

Việc phát triển những mô hình bên trong hoạt động tốt cho AlphaGo đã mang lại kết quả dự đoán chính xác trong hầu hết mọi tình huống. Tuy nhiên, thế giới xung quanh biến đổi phức tạp hơn rất nhiều, do đó, phải cần đến một quá trình nghiên cứu lâu dài và tốn kém.

Nhóm nghiên cứu đã huấn luyện cho một số cơ thể mô phỏng, bao gồm một mẫu người đi bộ không đầu, một con kiến bốn chân và một mẫu người 3D để nhằm tìm hiểu những hành vi phức tạp khi chúng thực hiện nhiệm vụ di chuyển khác nhau.

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 5.

Vượt qua các thử thách nhiều lần sẽ giúp AI tự tìm ra được kinh nghiệm.

Chủ động cài trí tưởng tượng cho AI: Liệu có phải đang nối giáo cho giặc? - Ảnh 6.

Chúng sẽ thành thạo hơn sau nhiều lần vấp ngã.

Kết quả cho thấy, những hệ thống này có thể học cách để cải thiện kỹ thuật của chúng khi tương tác ở các môi trường khác nhau ra sao để cuối cùng có thể chạy, nhảy và xoay mình được.

DeepMind tiết lộ, dù mới đầu có thể vấp ngã nhưng qua thời gian, AI có thể tự học hỏi, trở nên nhuần nhuyễn, và di chuyển, điều hướng tốt hơn trong các địa hình khác nhau.

Tương tự, việc thiết lập trí tưởng tượng cho các AI được kỳ vọng là sẽ giúp chúng sử dụng khả năng đặc biệt này để phán đoán, dự đoán chính xác các tình huống có thể xảy ra.

Ảnh/ Nguồn: Dailymail, Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại