Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất

Hoa Hướng Dương |

Núi Roraima 2 tỷ năm tuổi chính là ngọn núi cổ xưa nhất thế giới. Vẻ đẹp của nó khiến Conan Doyle từng phải thốt lên và trìu mến gọi nó là "Xứ sở thần tiên".

Trái Đất được hình thành trong 4,55 tỷ năm từ tinh vân của Mặt Trời. Thủa sơ khai, trên Trái Đất còn chưa có bất cứ dạng sống hữu cơ nào, thế nhưng giờ đây, hành tinh của chúng ta đã trở thành hành tinh đặc biệt nhất trong Hệ Mặt trời và cả vũ trụ.

Bạn có bao giờ tự hỏi sa mạc cổ xưa nhất, những phân tử nước lâu đời nhất hay tảng băng có từ sớm nhất hiện nay đã bao nhiêu tuổi rồi không?

Vậy hãy cùng khám phá những thành tố cổ xưa nhất được hình thành trên Trái Đất qua bài viết này:

1. Khối băng 15 triệu năm tuổi

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 1.

Khối băng cổ xưa nhất. Ảnh: Joseph Levy.

Bên dưới Thung lũng Khô của Nam Cực (Dry Valleys of Antarctica) chính là nơi chứa một khối băng cổ có tuổi thọ tới 15 triệu năm tuổi.

Đây là khối băng "già" nhất thế giới, thế nhưng những khối băng tại đây bắt đầu tan chảy sau hàng triệu năm "yên giấc" vì sự nóng lên toàn cầu.

2. Sa mạc 80 triệu năm tuổi

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 2.

Sa mạc cổ nhất Namib. Ảnh: Internet.

Sa mạc Namib trải rộng từ phía Tây Namibia tới phía Bắc Nam Phi được hình thành cách đây 80 triệu năm chính là sa mạc cổ nhất thế giới.

Người ta có thể liên tưởng ngay tới sao Hỏa khi ngắm nhìn sa mạc cổ này, sa mạc Namib có 2 loại cồn cát (một chỉ toàn cát và một có cả sỏi đá).

3. Lớp vỏ đại dương 340 triệu năm tuổi

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 3.

Vỏ đại dương 340 triệu năm tuổi. Ảnh Internet.

Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương không phải là những đại dương đầu tiên trên Trái Đất, đại dương nguyên thủy có tên Tethys được phát hiện tại Địa Trung Hải mới chính là đại dương cổ nhất.

Các nhà địa chất cho biết lớp vỏ đại dương ở tầng đáy có trên 200 triệu năm tuổi, một số tảng đá thậm chí còn có từ 340 triệu năm về trước.

4. Bãi đá ngầm 548 triệu năm tuổi được tạo bởi sinh vật sống

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 4.

Bãi đá ngầm 548 triệu năm tuổi. Ảnh: Fred Bowyer.

Trải dài tới 7 km, một bãi đá ngầm cổ xưa do xác của các sinh vật sống tạo thành chính là một kỳ quan thiên nhiên thuộc Namibia, châu Phi. Người ta vẫn không thể lý giải được tại sao nơi đây lại có thể tập trung nhiều xác sinh vật đến như vậy!

5. Núi Roraima 2 tỷ năm tuổi

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 5.

Dãy núi cổ nhất thế giới. Ảnh: Jorge Silva/Reuters.

Núi Roraima hay còn gọi là Tepuy Roraima và Cerro Roraima là điểm cao nhất của chuỗi cao nguyên tepui Pakaraima Nam Mỹ.

Đây là ngọn núi tiếp giáp với cả 3 nước là Venezuela (85%), Guyana (10%) và Brazil (5%). Vẻ đẹp của nó khiến Conan Doyle từng phải thốt lên và trìu mến gọi nó là "Xứ sở thần tiên".

Được Sir Walter Raleigh mô tả lần đầu tiên năm 1596, núi Roraima chính là ngọn núi cổ xưa nhất thế giới với tuổi thọ lên tới 2 tỷ năm.

6. Nước cổ nhất: 2,64 tỷ năm tuổi

Không phải Everest, đây mới là ngọn núi cổ xưa nhất trên Trái Đất - Ảnh 6.

Nguồn nước cổ nhất. Ảnh: B. Sherwood Lollar et al.

Nằm sâu dưới một mỏ khoáng sản ở Canada, nơi đây từng được cho là đáy biển thời kỳ tiền sử. Các nhà khoa học đã lấy mẫu nước nơi đây để phân tích và chứng minh được rằng đây chính là nguồn nước có từ lâu đời nhất hành tinh. Nguồn nước này thậm chí còn có trước khi sự sống được hình thành.

Nguồn: Listverse

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại