Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường!

Hoa Hướng Dương |

Một câu hỏi sẽ khiến nhiều người cảm thấy bối rối đấy.

Nhìn vào màu sắc dưới đây, bạn sẽ miêu tả nó như thế nào?

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 1.

Màu gì vậy?

Màu cẩm quỳ (hoa cà) hay màu hồng?

Não bộ của bạn sẽ cảm thấy bối rối nếu phải bắt phải mô tả về màu sắc này đó!

Não bộ không thể nhớ và phân biệt màu sắc rạch ròi

Một nghiên cứu mới của Johns Hopkins cho thấy đa số chúng ta đều gặp khó khăn trong việc ghi nhớ màu sắc và bộ não thường cố gắng nhóm những màu sắc tương tự thành một nhóm.

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Chúng ta thường không thể phân biệt màu sắc một cách rạch ròi mà luôn nhầm lẫn, thậm chí đối với một số người các màu gần giống nhau sẽ bị xem là... một màu!

Đầu tiên các nhà nghiên cứu hỏi những người tham dự nhìn vào bảng màu sắc (một vòng tròn gồm 180 màu sắc) và cố gắng tìm ra màu sắc ví dụ "tốt nhất" cho 7 màu cơ bản.

Sau đó họ chia các nhóm người tham dự để thực hiện một thí nghiệm về trí nhớ . Những nhóm này sẽ được cho xem các hình vuông có màu sắc trên đó chỉ trong 1/10 giây.

Sau đó, người tham dự được yêu cầu cố gắng ghi nhớ chúng, rồi nhìn vào một ô trống trong chớp mắt và tìm màu sắc được yêu cầu trên vòng tròn gồm 180 màu khác nhau ban đầu.

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 3.

Nữ giới tinh tế hơn trong việc nhận biết màu sắc.

Họ phải tìm ra màu sắc mà họ cho là giống nhất với màu sắc được yêu cầu mà họ đã nhớ trước đó. Và đây thật sự là một bài kiểm tra hóc búa với đa số mọi người.

Ví dụ: Màu sắc được yêu cầu bên trên sẽ bị đa số gọi nhầm với màu hồng trên bảng màu sắc!

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 4.

Não bộ có xu hướng "nhóm" các màu sắc gần giống nhua làm một nhóm gây khó khăn trong việc ghi nhớ chính xác.

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 5.

Biểu đồ cho thấy sự sai lệch khi nhân thực các màu sắc với nhau.

Không phải màu xanh của ai cũng giống nhau

Thật thú vị khi biết rằng mỗi người lại có một màu xanh hay đỏ khác nhau. Vì não bộ mỗi người lại có cảm nhận riêng với các màu khác nhau.

Do não bộ thường nhóm các màu gần giống nhau thành các nhóm 7 màu cơ bản nên chúng ta rất khó khăn trong việc phận biệt màu sắc.

Hơn nữa, tế bào hình nón trong võng mạc (nằm ở đáy mắt) mỗi người lại khác nhau dẫn tới khả năng phân biệt khác nhau, nếu càng có nhiều tế bào này, bạn càng phân biệt tốt các màu gần giống nhau!

Các tế bào hình nón này có thể bắt được các ánh sáng có bước sóng khác nhau, cụ thể là 3 dải sóng ngắn (S hay màu lam), vừa (M hay màu lục) và dài (L hay màu đỏ).

Với đa số mọi người (khoảng 50 % dân số) thì đều có 3 loại tế bào này và được gọi là nhóm trichromat (tiền tố tri nghĩa là 3).

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 6.

Nhóm trichromat.

Nếu bạn thuộc nhóm thiểu số (25 %) tức nhóm có chứa thêm một tế bào hình nón thứ 4 thì bạn sẽ phân biệt được nhiều màu sắc hơn (nhóm tetrachromat).

Nếu trả lời sai câu hỏi màu sắc này thì mắt bạn hoàn toàn... bình thường! - Ảnh 7.

Nhóm tetrachromat.

Tế bào thứ 4 sẽ nhạy cảm với các tia sáng thuộc dải màu vàng, hoặc tím, hoặc cam, hoặc thậm chí là tử ngoại hay hồng ngoại giúp người đó phân biệt được nhiều màu sắc và tinh tế hơn trong việc cảm nhận màu.

Do đó, dù với người khác câu trả lời màu sắc của bạn là sai thì mắt bạn vẫn bình thường vì não bộ của bạn bảo vậy mà!

Ảnh/Nguồn: Businessinsider, Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại