Phát hiện hơn 400 dấu chân bí ẩn tại vùng núi lửa ở châu Phi

Cẩm Mai |

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàng loạt dấu chân hiếm thấy trên bùn gần núi lửa Ol Doinyo Lengai ở Tanzania, châu Phi.

Sau khi xem xét kỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện đến hơn 400 dấu chân mà họ cho rằng của người cổ đại cách đây từ 5.800 đến 19.100 năm.

Từ những dấu chân cổ đại này gần làng Engare Sero, các nhà khoa học được dịp tìm hiểu về tộc người Homo sapiens châu Phi đã từng sống và du cư.

Phát hiện hơn 400 dấu chân bí ẩn tại vùng núi lửa ở châu Phi - Ảnh 1.

Tanzania (màu xanh), nơi mà các nhà khảo cổ học phát hiện dấu chân cổ đại lạ.

Một số dấu chân trong số đó cho thấy con người đi nhanh nhẹn. Đàn bà và trẻ em đi cùng nhau. Một người trong đó đó bị gẫy 1 ngón chân cái.

Phát hiện hơn 400 dấu chân bí ẩn tại vùng núi lửa ở châu Phi - Ảnh 2.

Những dấu chan cổ đại trên bùn.

Nhà nghiên cứu Cynthia Liutkus-Pierce thuộc trường ĐH bang Appalachian (Mỹ) nói rằng đây là lần đầu tiên bà được thấy những dấu chân như thế.

"Tôi muốn khám phá nguồn gốc con người: Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta là ai? Đây là dấu vết để chúng ta thấy lịch sử" - bà Cynthia Liutkus-Pierce nói.

Các nhà khoa học lần đầu tiên chú ý tới di chỉ Engare Sero từ năn 2008 và họ vừa phát hành sách nói về khám phá của họ sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng.

Họ cho rằng bùn chảy xuống từ núi lửa Ol Doinyo Lengai cao 2.332m tạo thành bãi bùn Engare Sero trước khi bị khô đi. Những dấu chân cổ đại in dấu trên bùn và được lưu giữ đến ngày nay.

Phát hiện hơn 400 dấu chân bí ẩn tại vùng núi lửa ở châu Phi - Ảnh 3.

Núi lửa Ol Doinyo Lengai.

Nhưng không phải lúc nào những dấu chân đó cũng lộ diện. Các nhà nghiên cứu cho rằng nơi đây từng bị các mảnh vỡ của núi lửa cách đây từ 10.000 đến 12.000 năm bao bọc.

Các nhà khoa học cho rằng bùn do tro bụi núi lửa tạo thành giống như khuôn đúc in và lưu giữ những dấu chân đến tận ngày nay.

Bằng cách xác định tinh thể non trẻ nhất trong bùn bằng công nghệ niên đại địa lý, nhóm nghiên cứu nhận thấy những dấu chân này mới chỉ 19.000 năm tuổi, dung sai đến hàng ngàn năm.

Hiện nay, khung thời gian đã bị thu hẹp. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm về con người đã sống thế nào. Còn nhiều điều bí ẩn cần được giải đáp.

Nhà nghiên cứu William Harcourt-Smith thuộc trường ĐH New York (Mỹ) cho biết: "Nơi đây có quá nhiều dấu chân nên chúng tôi gọi là "sàn nhảy". Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào in nhiều dấu chân như thế".

Di chỉ ở Laetoli, Tanzania được coi là nơi có những dấu chân cổ xưa nhất, cách đây khoảng 3,6 triệu năm. Những dấu chân này của tổ tiên loài người thuộc tộc ngườì Australopithecus afarensis. Đã có một số cuộc tranh luận về điều này.

Cuộc nghiên cứu về những dấu chân cổ đại gần làng Engare Sero vẫn đang được thực hiện, hy vọng chúng ta sẽ hiểu thêm về tổ tiên của nhân loại.

Nguồm: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại