Đi lao động xứ người - sao lại xấu hổ?

Đào Tuấn |

21 ngàn thí sinh đã xếp hàng trong một kỳ thi tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc gay cấn, kịch tính không thua kém gì kỳ thi Đại học.

Gay cấn, ở đoàn người rồng rắn xếp hàng. Gay cấn, ở tỉ lệ 1:10, 21 ngàn người dự tuyển, chỉ lấy 2.100.

Còn kịch tính, ở chỗ cũng có phao thi..., cũng có căng thẳng và không ngoại trừ nước mắt.

Chỉ kỳ lạ là không ít người sau đó đã nói đến nỗi "xấu hổ"!

Đúng là chúng ta có 191.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp với nghịch lý "càng học cao thì càng dễ thất nghiệp". Cũng có người lý luận "người Việt Nam cần cù không chịu ngồi một chỗ"... dẫn đến suy luận tỉ lệ thất nghiệp không nhiều.

Và trong một hội nghị của Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, có những câu hỏi chất chứa sự hoài nghi của chính các vị ĐHQH trước tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 4%.

Lập luận rất logic rằng: Ngành than giảm hàng vạn lao động và vẫn tiếp tục giảm. Ngành dầu khí cũng giảm giá và giảm sản lượng.

Sau sự cố môi trường biển miền Trung, lao động trong lĩnh vực nghề cá, du lịch đã giảm sút đáng kể. Chưa kể sự phục hồi nhưng chưa bền vững để có thể đạt yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động từ phía các DN.

Vậy thì tại sao con số về tỉ lệ thất nghiệp lại giảm?

Mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp, ước vọng đổi đời của một người lương thiện bằng mồ hôi, bằng bàn tay và khối óc thì không thể là xấu hổ được.

Người lao động hoàn toàn có quyền tìm kiếm con đường mưu sinh, hoàn toàn bình đẳng với cách người khác mưu sinh.

Nền kinh tế của chúng ta có vấn đề trong việc tạo việc làm. Nhưng nó sẽ trầm trọng hơn nhiều nếu người lao đông cứ "ngửa cổ chờ sung" hay chỉ ngồi đó mà kêu xấu hổ?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại