NASA phát hiện núi lửa bằng băng trên hành tinh lùn Ceres

Cẩm Mai |

Lần đầu tiên, NASA phát hiện ra bằng chứng kỳ lạ về núi lửa bằng băng hình kim tự tháp trên hành tinh lùn Ceres.

Hành tinh lùn Ceres này được phát hiện ra vào năm 1801 và từng được coi là hành tinh thứ 8. Sau 5 thập kỷ như vậy, sau đó Ceres chỉ được gọi là tiểu hành tinh.

Nếu Ceres được coi là tiểu hành tinh thì nó là tiểu hành tinh lớn nhất. Nó có vinh dự là tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện ra và nó chiếm ưu thế trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Mộc và sao Hỏa khi Ceres chiếm 1/3 khối lượng vành đai này.

Vào năm 2006, tiểu hành tinh Ceres bị phân loại lại, được coi là hành tinh lùn. Nghĩa là Ceres không phải là hành tinh, cũng chẳng phải là tiểu hành tinh.

Hiện nay, Ceres phải chia sẻ vị trí nổi bật với sao Diêm Vương và những hành tình lùn khác trong vành đai.

Ceres chỉ rộng 965,5km nên là hành tinh lùn nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Mộc và sao Hỏa.

NASA phát hiện núi lửa bằng băng trên hành tinh lùn Ceres - Ảnh 1.

Điểm sáng trắng bí ẩn trên hành tinh lùn Ceres.

Nhưng hành tinh lùn Ceres "mi nhon" liên tục làm các nhà khoa học đau đầu bởi những điểm sáng trắng bí ẩn và những miệng hố rỗng.

Ceres đang biến thành thế giới băng giá với những điều kỳ lạ. Trong đó có việc núi lửa bằng băng Ahuna Mons phun ra nước muối sôi sùng sục.

Các nhà khoa học NASA khẳng định trong 6 cuộc nghiên cứu gần đây rằng: núi Ahuna Mons là bằng chứng rõ ràng nhất về sự tồn tại của núi lửa bằng băng bí ẩn. Họ dùng dữ liệu do tàu vũ trụ Dawn gửi về để tìm hiểu vành đai tiểu hành tinh.

Núi Ahuna Mons có hình kim tự tháp khổng lồ lồi lên, khác biệt với hành tinh lùn Ceres từ lâu đã là điều khó hiểu đối với các nhà khoa học.

NASA phát hiện núi lửa bằng băng trên hành tinh lùn Ceres - Ảnh 2.

Núi Ahuna Mons.

Núi Ahuna Mons cao 3,96km và chân núi rộng 17,7km, bằng 1/2 kích thước núi Everest. Các nhà khoa học không hiểu vì sao hình thành nên núi lớn như vậy trên hành tinh lùn.

Núi đó đã tồn tại qua hàng trăm triệu năm, quá cổ đại so với núi lửa trên Trái Đất nhưng lại quá trẻ so với núi lửa trên Mặt Trăng và sao Hỏa.

Kỳ lạ hơn nữa đó là núi lửa bằng băng. Các nhà khoa học từng hoài nghi về thành phần cấu tạo lạ thường này nên gọi là núi lửa nhiệt độ thấp. Những núi lửa như thế tồn tại trên sao Diêm vương và Ceres thậm chí cả trên Mặt Trăng Titan của sao Thổ.

Nhưng núi Ahuna Mons là bằng chứng thật đầu tiên về núi lửa nhiệt độ thấp. Đó là loại núi lửa khác biệt. Nó không phun đá nóng chảy mà phun hỗn hợp nước và muối.

Núi Ahuna Mons phun ra nước muối đóng băng tạo thành vòm băng trên đỉnh núi. Đó là một trong những dấu hiệu để các nhà khao học NASA coi Ahuna Mons là núi lửa nhiệt độ thấp.

Họ dùng bản đồ địa lý khu vực được vẽ bằng ảnh chụp từ tàu vũ trụ Dawn bay quanh hành tinh lùn Ceres.

Nhà khoa học Ottaviano Ruesch của NASA cho biết: Chúng tôi đã quan sát những cái hố và tái tạo núi đứng riêng rẽ bằng mô hình 3D. Vì núi hình thành không có đĩa kiến tạo và không bị xói mòn nên có vẻ giống núi lửa.

Họ đã so sánh kết cấu núi Ahuna Mons với những núi lửa khác và thấy rằng núi Ahuna Mons có vòm, sườn núi và đỉnh núi giống núi lửa trên Trái Đất, sao Hỏa và mặt trăng.

Họ sẽ tiếp tục chụp thêm ảnh núi Ahuna Mons bằng tàu vũ trụ Dawn để xem có sự thay đổi nào không và có sự sống trong núi lửa không. Rõ ràng, Ceres là nơi có núi lửa bằng băng lớn nhất.

Nguồn: Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại