VEPR: “Huy động vàng trong dân là đi ngược với nguyên tắc kinh tế”

Lan Hương |

Chiều ngày 14.7, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II/2016. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng nếu thực hiện huy động vàng, thì vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống , TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhận định.

Nhóm nghiên cứu VEPR nhận định bản chất của việc huy động vàng là đi ngược với nguyên tắc kinh tế. Vàng hiện được cất giữ trong dân, mang bản chất như mọi tài sản khác và chỉ ưu việt hơn về việc cất giữ, bảo quản.

Cũng trong Quý 2, vấn đề huy động vàng trong dân lại một lần nữa được đề cập, khi Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị với Chính phủ và NHNN thành lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia với mục đı́ch huy động vàng trong dân.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hiện người dân Việt Nam đang giữ khoảng 500 tấn vàng.

Trong cuộc họp thường kỳ tháng Sáu, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN chủ trì nghiên cứu, xem xét vấn đề huy động nguồn lực trong dân (bao gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nếu thực hiện huy động, vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống.

Cộng với những kích hoạt khác từ phía cầu (như trường hợp Brexit khiến giá vàng thế giới tăng hiện nay), sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn.

Đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng vàng hóa trở lại. Điều này cũng đúng với đô la hóa, khi các NHTM đặt mức lãi suất huy động dương với đồng USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại