Vì sao người Nhật giận dữ với Hồ sơ Panama dù không có tên chính trị gia nào?

Số tiền thuế mà chính phủ Nhật hụt thu khi các doanh nghiệp chuyển doanh thu ra nước ngoài để né thuế có thể tương đương 2/3 tổng thu ngân sách hàng năm.

Những thông tin từ bộ tài liệu Panama Papers đã khiến cả thế giới choáng váng.

Cùng lúc đó nó đã khiến nhiều chính trị gia mất chức và giúp quan chức ngành thuế không khỏi hài lòng khi họ phát hiện ra thêm nhiều vụ trốn thuế mới.

Có thể kể đến một số tên tuổi nổi tiếng trên thế giới đã từng bị Panama Paper điểm tên bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng David Cameron của Anh và một vài lãnh đạo trong chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên khi Panama Papers được công bố, rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi mà không có chính trị gia Nhật nào có tên trong bản danh sách trên.

Trong khi đó trong bản danh sách xuất hiện không ít tên của các doanh nhân Nhật. Ở một đất nước mà một chút mất uy tín có thể tiêu diệt cả một doanh nghiệp, thì điều này đặc biệt không tốt.

Rõ ràng, sẽ hoàn toàn là bất hợp pháp nếu muốn trốn đóng thuế tại Nhật mà chuyển sang đóng thuế tại một đất nước khác như Panama, The Virgin Islands hay the Cayman Islands, the Bahamas...

Rõ ràng khi hành vi trốn thuế bị phanh phui ra ánh sáng, không dễ để chịu được áp lực từ cơ quan quản lý và dư luận. Cựu Thủ tướng Iceland là một ví dụ điển hình.

Theo tính toán của giới chuyên gia, nếu số tiền người Nhật trốn thuế ở nước ngoài được chuyển về nước đóng thuế theo đúng luật định, chắc chắn rất nhiều vấn đề của Nhật sẽ được giải quyết.

Số liệu của giáo sư Kaoru Matsumoto thuộc đại học Otsuma Women’s University cho thấy số tiền giấu giếm của các tổ chức và cá nhân Nhật tại Panama khoảng 55 nghìn tỷ yên, tại Caymans khoảng 65 nghìn tỷ yên, đó là còn chưa kể đến 80 nghìn tỷ yên tại rất nhiều khu vực ưu đãi thuế khác của thế giới.

Nếu tính tổng số tiền mà người Nhật cất giấu tại các nơi trú ẩn thuế (tax haven) lên đến 200 nghìn tỷ yên, thì con số đã gấp đôi cả tổng thu ngân sách nội địa hàng năm của Nhật, hiện ở mức khoảng 96 nghìn tỷ yên.

Nếu nguồn thu 200 nghìn tỷ yên được đánh thuế theo đúng luật của Nhật, thì mỗi năm nước Nhật sẽ có thêm được 60 nghìn tỷ yên.

Con số 60 nghìn tỷ yên, tức tương đương 2/3 tổng thu ngân sách nội địa hàng năm sẽ làm được những việc gì cho nước Nhật?

Theo chuyên gia trong ngành thuế của Nhật, ông Makoto Kakinaka, khi chính phủ Nhật tăng thuế tiêu dùng từ 2% sau đó lên mức từ 8 đến 10% ở hiện tại và thậm chí còn có thể tăng lên mức 15% nếu không có các cú sốc kinh tế gần đây.

Thế nhưng, ngay cả khi đã tăng thuế ở mức độ như vậy, mỗi năm nước Nhật cũng chỉ thu thêm được có 4 nghìn tỷ yên.

Chính vì vậy, không khó để hiểu tại sao người Nhật vô cùng phẫn nộ khi danh tính nhiều công dân và tổ chức ở Nhật có hành vi giấu doanh thu tại Panama được công bố.

Sau đó, khi một bà mẹ vô danh công bố bài viết cho thấy cô đã không thể gửi con đi nhà trẻ bởi không có đủ nhà trẻ nhận con gái cô và cô sắp mất việc vì phải ở nhà trông con.

Công chúng Nhật đã đứng về phía cô và chỉ trích thậm tệ những người trốn thuế.

Với 60 nghìn tỷ yên, chính phủ Nhật có thể xây thêm các trung tâm giữ trẻ, bổ sung thêm tiền cho quỹ hưu trí, củng cố hệ thống an sinh xã hội và mở thêm các trung tâm dưỡng lão vốn có chất lượng dịch vụ còn gây nhiều tranh cãi như hiện nay.

Vào ngày 9/5/2016 mới đây, khi tài liệu Panama được công bố đầy đủ, ngay lập tức, các quan chức ngành thuế của Nhật đã có ý kiến:

“Những tài liệu chứa các thông tin quý giá liên quan đến các hành vi giấu doanh thu để trốn thuế ở nước ngoài rất có giá trị đối với chúng tôi. Chúng tôi vô cùng cần những thông tin như thế.”

Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi giấu doanh thu ở nước ngoài đều có thể bị xếp vào diện trốn thuế, việc mở tài khoản hoặc lập công ty ở nước ngoài cũng hoàn toàn hợp pháp.

Chính vì vậy, quan chức ngành thuế của Nhật sẽ phải tốn rất nhiều thời gian theo dõi đường đi của dòng tiền mới có thể thực sự tìm ra được cá nhân/tổ chức nào đang trốn thuế, theo khẳng định của một chuyên gia khác trong ngành thuế.

Và ngay cả khi cuối cùng rất nhiều trong số hơn 300 cá nhân và công ty Nhật được nêu tên trong Panama Papers được chứng minh không trốn thuế thì uy tín của họ đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Cuối tháng 4 vừa qua, Panama và Nhật Bản đã đạt được thoả thuận về việc khởi động các vòng đàm phán ban đầu hướng tới khung pháp lý song phương cho phép hai bên chia sẻ các thông tin liên quan đến thuế.

Thông tin do Tổng thống Panama, ông Juan Carlos Varela và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại