"Lời nguyền" của nước Nga dành cho quân đội Đức

Hoa Hướng Dương |

Thất bại thảm hại của quân đội Đức trong trận chiến năm 1240 - 1242 trước Nga như một "lời nguyền" ám ảnh quân đội nước này trong Thế chiến II.

Cuộc thập tự chinh thứ 7

Trong lịch sử, hiếm có một trận chiến nào lại diễn ra ở một địa điểm đặc biệt như trận hồ Chudskoe (Trận chiến trên băng, hay Trận hồ Peipus) nổi tiếng.

Trận chiến thể hiện chiến thuật có một không hai mà chỉ những thiên tài quân sự mới có thể nghĩ ra. Chiến thắng vẻ vang giúp cho tên tuổi của Vương công Aleksandr Yaroslavich Nevsky xứ Novgorod nổi khắp chốn.

Đưa ông trở thành một vị anh hùng dân tộc bảo vệ nước Nga chống lại giặc ngoại xâm. Nhờ chiến công hào hùng này, Công tước Nevsky được Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phong làm Thánh.


Quân Thập tự chinh với chữ thập. Ảnh Internet.

Quân Thập tự chinh với chữ thập. Ảnh Internet.

Vương công Aleksandr Yaroslavich Nevsky là một vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước Nga lập được những chiến công vang dội, hiển hách chống lại sự xâm lược của người Thụy Điển và Giáo binh đoàn Hiệp sĩ Teuton của người Đức.

Các hiệp sĩ Teuton là những hiệp sĩ người Đức theo đạo Thiên Chúa vào cuối thế kỷ 12 ở Acre, Palestine (ngày nay vùng nó thuộc Israel). Trong suốt thời Trung Cổ họ là những chiến binh thánh chiến với chiếc áo choàng màu trắng có in hình cây thánh giá màu đen.

Trong đó, nổi tiếng nhất chính là cuộc chiến trên băng mà đỉnh cao của nghệ thuật quân sự và chiến thuật độc đáo của một vị tướng tài ba xuất chúng đã giúp ông thắng lợi.

Hoàn cảnh lịch sử thời gian và địa điểm diễn ra trận chiến


Dòng hiệp sĩ Teuton (Đức). Ảnh Internet.

Dòng hiệp sĩ Teuton (Đức). Ảnh Internet.

Thập tự chinh là cuộc thánh chiến được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh.

Quy mô rộng lớn và thời gian diễn ra cuộc chiến kéo dài khắp châu Âu, có tới 9 lần diễn ra những cuộc thập tự chinh đẫm máu và trong lần thứ 7 ấy, cuộc chiến vươn tới cả nước Nga xa xôi, mở đầu bằng cuộc chiến xâm lược của hiệp sĩ Teuton (Đức) ngày 5/4/1242.

Nước Nga đối mặt với nguy cơ bị xâm lược bởi sức mạnh của giặc ngoại xâm và chênh lệch lực lượng.

Chiến lược quân sự tài ba của Vương công Nevsky


Vương công Nevsky (phải) lãnh đạo chống xâm lược. Ảnh Internet.

Vương công Nevsky (phải) lãnh đạo chống xâm lược. Ảnh Internet.

Trong lịch sử quân sự, Liên Xô (nước Nga ngày nay) và Đức đã có những cuộc đối đầu nảy lửa khi thế chiến II xảy ra.

Chiến tranh Xô - Đức (1941 - 1945) chính là cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc Nga trước sự xâm lược của đế quốc Đức.

Kết quả là sự thất bại của đế quốc Đức khi sai lầm đưa quân quá sâu vào biên giới Liên Xô rộng lớn. Chính diện tích rộng lớn, khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, dịch tả... đã khiến quân đội của Adolf Hitler phải trả giá bằng thất bại thứ hai.

Thế nhưng ít ai biết rằng trước đó, Liên Xô đã từng khiến người Đức phải ôm hận với tham vọng xâm chiếm lãnh thổ. Một cuộc chiến vệ quốc mà người Liên Xô luôn tự hào, trở thành một trang sử vẻ vang của họ.


Chiến binh Teuton rơi xuống hồ băng. Ảnh Internet.

Chiến binh Teuton rơi xuống hồ băng. Ảnh Internet.

Thậm chí, Liên Xô (cũ) đã làm bộ phim Aleksandr Nevsky để đề cao chiến thắng vẻ vang này như một biểu tượng của tinh thần kháng chiến của người Nga chống lại sự xâm lược của người Đức.

Cuộc Thập Tự Chinh của các Hiệp sĩ Teuton diễn ra vào các năm 1240 - 1242 (nhánh Livonia của Giáo binh đoàn Đức, đa số là người Estonia) đã mở rộng quy mô sang các nước phía Bắc.

Mục đích của các cuộc Thập tự chinh phương Bắc của Thập Tự Quân Công giáo Roma là nhằm chống lại những người theo Đa Thần giáo và tín đồ Kito giáo theo Chính Thống giáo Đông phương mà nước Nga lúc ấy bị xem là kẻ thù số một.


Khung cảnh đẫm máu của cuộc chiến. Ảnh Internet.

Khung cảnh đẫm máu của cuộc chiến. Ảnh Internet.

Đội quân thánh chiến hùng hậu tiến vào lãnh thổ nước Nga, sự chênh lệch lực lượng khá rõ ràng giữa chiến binh Cộng hòa Novgorod do Nevsky lãnh đạo và các Hiệp sĩ Teuton.

Nhưng vương công Nevsky đã liên kết với người Mông Cổ cũng như Thổ Nhĩ Kỳ. Những cung thủ người Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần rất lớn trong chiến thắng này. Sự quyết đoán và nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình đã giúp Nevsky tạo cho mình lợi thế.

Dù có sự giúp đỡ rất lớn từ sự liên minh này nhưng Nevsky biết rõ quân Thập tự chinh vẫn rất mạnh, có nhiều đạo quân đồn trú lớn ở ven biển Baltic. Do đó ông nghĩ ra một diệu kế độc đáo.


Máu đỏ nhuốm hồ băng. Ảnh Internet.

Máu đỏ nhuốm hồ băng. Ảnh Internet.

Đầu tiên, ông cho quân của mình dụ dỗ quân địch tới hồ Chudskoe, là người hơn ai hết hiểu rõ địa hình nơi đây, ông biết rằng thời điểm đó nước trên mặt hồ bị đóng băng và những "vị khách" không mời này sẽ không thể biết được khi xung quanh đều là băng giá.

Đội quân tinh nhuệ của các hiệp sĩ Teuton đã nghĩ rằng đã dành được lợi thế trước quân cộng hòa Novgorod khi thấy họ tháo chạy. Mãi mê đuổi theo, họ rơi vào tử địa lúc nào không hay.

Băng tuy dày nhưng không thể nào chịu đựng được cả một đội quân hùng mạnh với những vó ngựa rắn chắc đã bị vỡ ra, khiến gần như toàn bộ quân Teuton rơi xuống hồ tạo nên một cảnh vô cùng hỗn loạn.

Đến lúc này quân cộng hòa Novgorod do Nevsky chỉ huy mới tổ chức phản công, họ lao ra dùng giáo, gươm tấn công tàn quân Teuton khiến họ bỏ chạy vào rừng. Số rơi xuống hồ thì bị đâm chết hoặc chết đuối do dẫm đạp lên nhau.


Quân Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ góp phần vào chiến thắng vẻ vang. Ảnh Internet.

Quân Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ góp phần vào chiến thắng vẻ vang. Ảnh Internet.

Ban đầu quân tinh nhuệ Teuton sót lại đã tổ chức công kích ác liệt, và quân Novgorod kháng cự lại nhưng "Mũi gươm sắt" của quân Novgorod đã khiến cho họ chọc thủng được trung quân Novgorod.

Nevsky tiến hành một cuộc cơ động bên sườn, điều ấy khiến cho họ bao bọc quanh quân Teuton, một cuộc tấn công tổng lực đã kết liễu toàn bộ số quân còn lại của Teuton.

Hồ nước lạnh giá trở thành mồ chôn tập thể của quân đội Teuton hùng mạnh, chính sức mạnh của họ đã giết chết họ. Một mưu kế mà chỉ có thiên tài quân sự mới có thể nghĩ ra.

Chiến bại của Thập Tự Quân trong trận chiến này đã kết liễu các chiến dịch của họ khi chinh phạt nước Cộng hòa Novgorod sùng Chính Thống giáo Đông phương và các lãnh thổ khác của Nga trong suốt một thế kỷ sau đó.

Nevsky tiếp tục thể hiện tài năng sau chiến thắng vẻ vang


Tài quân sự đã giúp Nevsky chống lại sự thiện chiến của quân Thập tự chinh. Ảnh Internet.

Tài quân sự đã giúp Nevsky chống lại sự thiện chiến của quân Thập tự chinh. Ảnh Internet.

Không chỉ có tài năng quân sự, Nevsky còn cho thấy tài ngoại giao và chính trị điêu luyện của mình sau chiến thắng vang dội trước quân Teuton. Khẳng định vị trí thống soái xuất sắc.

Ông không cho quân của mình xâm lược lãnh thổ quân Thập tự chinh vì ông hiểu rằng quân đội của mình vẫn yếu hơn đội quân các Hiệp sĩ Teuton hùng mạnh, hơn hết quân Thập Tự Chinh có nhiều đạo quân đồn trú lớn ở ven biển Baltic.

Bên cạnh đó, ông cũng lôi kéo người Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng những điều khoản phóng khoáng, ông hiểu rằng không có sự hậu thuẫn này, Quân Thập tự chinh sẽ quay lại và đánh bại ông bất cứ lúc nào.

Trong những năm sau, lãnh địa của ông được thái bình thịnh trị. "Chiến thắng trên băng" như một lời nguyền dành cho người Đức khi họ lại tiếp tục thất bại bởi Liên Xô trong thế chiến II.

*Nguồn tham khảo: Messagetoeagle, Wikipedia, Travian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại