Trước khi trở thành ông hoàng điện tử, Samsung là ai?

Samsung không chỉ xây dựng được một đế chế mạnh trong thị trường di động mà còn trong làng điện tử tiêu dùng. Thế nhưng trước khi trở thành "ông hoàng điện tử", Samsung là ai?

Ngay từ thời điểm sáng lập, ông Lee Buyng-chul đã tin rằng công ty mới của ông sẽ là sự khởi đầu của một điều gì đó lớn lao hơn thế. Tên của công ty phản ánh chính tham vọng này.

Từ “Sam” trong tiếng Hàn nghĩa là “ba” còn “Sung” nghĩa là “ngôi sao”. Biểu tượng 3 ngôi sao (三星) được cho là thể hiện của một điều “to lớn, vĩ đại và hùng mạnh”.

Vào thời điểm thành lập, tham vọng này của Samsung quả là một điều “ngông cuồng” bởi khi đó nó chỉ là một công ty thương mại nhỏ với 40 nhân viên và công việc chủ yếu là buôn bán các nông sản địa phương và sản xuất mì.

Tập đoàn Samsung có 59 công ty chưa được niêm yết trên sàn và 19 công ty đã được niêm yết.

Những công ty này ở nhiều mảng như xây dựng, dịch vụ tài chính, đóng tàu và thậm chí là cả y tế với tổng cộng 370.000 nhân viên trên 80 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc.

Tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả-rập, chính là một công trình của Samsung.

Tham vọng điện tử của Samsung bắt đầu từ năm 1970 với tivi đen trắng, còn tham vọng di động bắt đầu từ năm 1986 với một chiếc điện thoại xe hơi.

Sản phẩm điện tử đầu tiên được Samsung sản xuất là một chiếc TV đen trắng năm 1970.

Công ty này đã mở rộng hơn rất nhiều chỉ trong vòng vài thập kỷ sau đó, và đến năm 1986, Samsung thamg gia vào thị trường di động với một chiếc điện thoại xe hơi.

Trong khi chiếc TV đầu tiên của Samsung được thị trường nồng nhiệt đón nhận thì chiếc điện thoại xe hơi lại trở thành thảm họa doanh thu.

Trước những năm 70, logo Samsung bị thay đổi khá nhiều lần nhưng từ sau đó đến nay, logo của hãng này chỉ bị thay đổi 3 lần cho đến khi logo cuối cùng ra đời năm 1993 được giữ nguyên cho đến nay.

Và dường như lần thay đổi logo năm 1993 đó đã đánh dấu sự thay đổi trong cả triết lý kinh doanh và quản lý.

Mặc dù Samsung đã tham gia vào thị trường điện tử và di động cách đây nhiều thập kỷ nhưng tới năm 1993, chủ tịch Samsung, Lee Kun Hee mới đưa vào một triết lý quản lý mới, khuyến khích chất lượng sản phẩm trở thành một trong những giáo lý cốt lõi.

Trên thực tế, ông khuyến khích nhân viên của mình thay đổi tất cả mọi thứ ngoại trừ gia đình.

Và để đẩy mạnh triết lý này, Trung tâm Phát triển nhân sự của Samsung đã được ra đời với những khóa đào tạo và phát triển mới để giúp đồng hành cùng sự phát triển này.

Cuộc cải tổ thực sự bắt đầu năm 1995

Nói và làm là hai việc khá khác nhau. Thực tế này đúng với Samsung. Tới năm 1995, Kun-hee Lee tự thừa nhận mình đã quá thất vọng với chất lượng sản phẩm và với sự thiếu thay đổi về đường hướng.

Tại thời điểm đó, ông đã "chất đống" nhiều sản phẩm như điện thoại, TV, máy fax và nhiều thiết bị khác. Lee cùng ban giám đốc sau đó đã phá hủy từng sản phẩm một bằng những chiếc búa tạ.

Lee đã bắt 2.000 nhân viên chứng kiến cảnh này và trong ngày hôm đó rất nhiều thiết bị với tổng trị giá lên tới 50 triệu USD đã bị phá hủy.

Cũng từ thời điểm đó một Samsung mới đã ra đời cùng sự khởi đầu của một thời đại quản lý mới.

Nhờ những đổi mới này, Samsung chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng cũng như thành công trên toàn cầu và là động lực cho sự phát triển của công ty trong những thập kỷ sau.

Nếu bạn là một "fan" của Samsung, bạn nên cảm ơn ông Lee và ban giám đốc vì những nỗ lực thay đổi này.

Luôn luôn thử những điều mới

Samsung SCH-100 ra đời năm 1996 và là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ CDMA.

Vào thời điểm đó, CMDA là một công nghệ mới giống như ngày đầu của 4G/LTE và sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với công nghệ GSM. Đây cũng không phải là lần duy nhất Samsung sẵn sàng thử những điều mới.

Chiếc điện thoại đồng hồ đầu tiên ra đời năm 1999 và Samsung chính là người đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Sản phẩm đầu tiên được sản xuất bởi hãng này có tên SPH-WP10. Chiếc điện thoại độc đáo này không chỉ dùng để xem giờ mà có thể thực hiện cuộc thoại kéo dài tới 90 phút.

Sau đó pin sẽ cạn và bạn phải sạc để tiếp tục sử dụng. Được trang bị màn hình LCD đơn sắc và các nút bấm vật lý, sản phẩm này còn có khả năng quay số bằng giọng nói.

Thế nhưng thật đáng tiếc, vào thời điểm đó, chiếc điện thoại đồng hồ này lại là một thất bại về mặt thương mại.

Samsung có thể không phải là công ty đầu tiên sản xuất smarpthone nhưng họ là một trong những công ty đầu tiên thực sự quan tâm đến việc marketing và giới thiệu những chiếc điện thoại PDA đời đầu với màn hình màu tại thị trường Mỹ năm 2001.

Với tên gọi SPH-i300, thiết bị này được thiết kế cho nhà mạng Sprint và chạy hệ điều hành Palm OS với tất cả chức năng của một chiếc máy PDA thông thường cộng thêm khả năng gọi điện.

Ở thời điểm đó, SPH-i300 chính là một chiếc smartphone thực thụ.

Samsung luôn chi mạnh cho marketing

Chìa khóa để tạo nên một sản phẩm hấp dẫn là gì? Chất lượng? Chính xác nhưng không đủ. Marketing cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời nhưng nếu không ai biết đến nó, thì sản phẩm đó cũng chẳng là gì.

Để giữ cho tên tuổi của mình luôn xuất hiện trong "tầm ngắm" của khách hàng, Samsung bạo tay chi tiền "tấn" cho các hoạt động marketing.

Năm 2013, con số này là 4 tỷ USD cho quảng cáo và đó chỉ là một khoản bổ sung cho "chi phí tiếp thị nói chung".

Nhìn chung để có được thành công như ngày hôm nay, Samsung đã phải vượt qua không ít lần "chìm nổi" và rất nhiều mạn dạn thay đổi.

Nhờ những thay đổi táo bạo đó, chúng ta mới có được những sản phẩm tuyệt vời ngày nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại