“Mãnh sư” Thiếu Lâm một chiêu đánh gục võ sĩ ngoại quốc

Thiên Hà |

Bị võ sĩ nước ngoài tới tấp tấn công, cao thủ Việt bất ngờ hạ thấp tấn pháp rồi bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc, khiến đối phương gục ngã.

Vị cao thủ ấy chính là cố võ sư Trần Tiến - chưởng môn võ phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam, người được ca ngợi là “đệ nhất” làng võ Việt.

Võ lâm khuynh đảo

Theo nhiều huynh đệ làng võ thì trong số các võ sư hàng đầu Việt Nam ở thế kỷ 20, Trần Tiến xứng đáng được đứng ngôi đầu.

Võ sư Phan Dương Bình, một cao đồ Vovinam và Vịnh Xuân quyền cũng đã liệt Trần Tiến vào vị trí “đệ nhất” cao thủ làng võ Việt Nam.

Trần Tiến (1911-2011) vốn mang họ Hoàng, gốc Bắc Giang nhưng khi nghĩa quân Yên Thế tan rã, ông nội Hoàng Hảo và người cha Hoàng Tân đã phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về Đồ Sơn (Hải Phòng).

Trần Tiến được khai tâm võ học từ năm 10 tuổi. Một hôm, ba lính Pháp xông vào cướp kho đường do cha Trần Tiến cai quản.

Cha con Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt, nhưng sức vóc hai cha con không thể nào chống nổi toán lính to lớn.

Đang yếu thế, bất ngờ một bóng người bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả ba tên lính ra đường.

Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ, đến chùa gặp ta”.

Ngay tối đó, cậu bé Trần Tiến tìm đến ngôi chùa cổ, cậu mới biết ân nhân của cha con mình chính là võ sư Lý Giang Nam, một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Phúc Kiến - Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn.

Kể từ đó, Trần Tiến bái võ sư Lý Giang Nam làm sư phụ. Thấy đệ tử có thiên chất, sư phụ đã truyền thụ hết những tuyệt kỹ Thiếu Lâm nội gia cho Trần Tiến.

Sau khi sư phụ hồi hương, Trần Tiến tiếp tục thụ giáo nhiều môn võ khác nhau với nhiều võ như danh tiếng như học Nhu thuật với võ sư Tanabe (Nhật), Judo với võ sư Karachi (Nhật) và quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).

Võ sư Trần Tiến truyền thụ võ công cho đồ đệ.
Võ sư Trần Tiến truyền thụ võ công cho đồ đệ.

Với căn cơ võ công và sự khổ luyện, ông sớm trở thành một cao thủ khi còn rất trẻ.

Năm 24 tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt khắp giang hồ, ở đâu có võ đài lớn nhất là đều ghi dấu chân của ông.

Năm 1936, do bị giặc Pháp săn đuổi vì lý do “kích động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự” nên võ sư Trần Tiến phải khăn gói vào Nam.

Quãng thời gian này, bởi mưu sinh và sự hiếu thắng của tuổi trẻ nên võ sư Trần Tiến đã rất nhiều lần thượng đài ở khắp các võ đài từ Bắc  - Trung – Nam.

Ông còn chinh chiến ở khắp các nước Đông Nam Á với nhiều đối thủ khác nhau và đều giành phần thắng

Ông tham gia thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore và cả Hồng Kông khiến quá nhiều cao thủ phải khiếp sợ và thán phục.

Bí quyết để trở thành nhà vô địch của Trần Tiến, ngoài trình độ võ công thượng thừa, quan trọng còn phải biết sở trường, sở đoản của từng đối thủ để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý.

Trận tử chiến cuối cùng với Tiểu Lâm Xung

Theo võ sư Trần Tiến từng kể lại thì trận thượng đài đáng nhớ nhất và cũng chính là trận chiến cuối cùng của ông diễn ra trên đất Singapore.

Sau khi đả bại loại hàng loạt các đấu thủ, trận cuối cùng ông gặp một đối thủ là võ sĩ người bản địa có biệt hiệu là Tiểu Lâm Xung.

Đây là võ sĩ cao lớn như hộ pháp nhưng lại có thân hình rất rắn chắc, được ví là một lực sĩ.

Cao thủ này là bậc thầy về ngạnh công, có thể đưa ngực, bụng chịu những cú đấm đá như trời giáng mà không hề hấn gì.

Tiểu Lâm Xung còn có bàn tay mệnh danh "thiết thủ" có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Khi đã thấm mệt, chỉ một đòn là Tiểu Lâm Xung cũng có thể khiến cho đối thủ phải bỏ mạng.

Võ sư Trần Tiến trong một buổi lễ bái sư.
Võ sư Trần Tiến trong một buổi lễ bái sư.

Trước trận quyết đấu với Trần Tiến, Tiểu Lâm Xung đã thề sẽ đánh gục võ sĩ người Việt để “rửa hận” cho những người Singapore từng bại trận.

Trận tử chiến cuối cùng cũng đến. Trận đấu được qui định trong 8 hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ.

Bước lên võ đài đài, với “bàn tay sắt” sở trường, Tiểu Lâm Xung đã thị uy, tung những cú đấm sấm sét của mình vào những tấm gỗ dày đến 5 cm khiến chúng vỡ tan.

Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung hỏi tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”.

Trần Tiến vẫn chỉ lắc đầu. Tiếng chuông báo hiệp một vang lên, hai võ sĩ bước vào trận chiến.

Cậy sức, Tiểu Lâm Xung tới tấp tung đòn mãnh liệt, Trần Tiến buộc phải lui vào thế phòng ngự, thỉnh thoảng mới tìm cách phản công.

Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền, Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.

Bốn hiệp đấu trôi qua, võ sĩ người Việt vẫn chưa có được một đường tấn công đáng kể. Còn Tiểu Lâm Xung càng đánh càng hưng phấn, ham công và để lộ những sơ hở.

Trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc đúng vào hạ bộ đối thủ.

Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh. Cả khán đài sững sờ không hiểu chuyện gì xảy ra.

Chính Trần Tiến cũng bàng hoàng không hiểu tại sao mình ra đòn hiểm này. Ông lặng lẽ cúi xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.

Thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động không thể thi đấu, trọng tài nắm tay Trần Tiến giơ lên cao, tuyên bố phần thắng bất ngờ đã thuộc về võ sĩ người Việt.

Thế nhưng, trong khoảnh khắc vinh quang ấy, thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động trên sàn, Trần Tiến bỗng thấy ăn năn, day dứt. Ông rút tay lại, chắp bái xin lỗi rồi tự nhận phần thua cuộc.

Trần Tiến lặng lẽ cúi đầu rời võ đài trong tiếng huýt sáo phản đối của những kẻ thua cược và cả tiếng vỗ tay của những người cảm phục khí khái ông.

Thật ra, đòn ấy với võ đài tự do thì chẳng có gì là sai luật, thế nhưng với tinh thần võ đạo, cú đánh ấy lại là cấm kỵ bởi tính sát thủ tàn khốc.

Với Trần Tiến, sau đòn hiểm độc trong tình huống một mất một còn, suốt đêm hôm đó ông không tài nào chợp mắt nổi.

Nhưng rồi ông đã bình tâm trở lại. Ông nhận ra rằng, võ đài không cần phải quyết đấu nữa. Thắng bại chỉ như gió thoảng qua và sau trận đấu ấy, ông đã tránh xa “kiếp sống võ đài”.

Vị chưởng môn huyền thoại

Năm 1945, Trần Tiến từ Campuchia ra Hà Nội, được Việt Minh giác ngộ và tham gia cách mạng.

Vào quân ngũ, với khả năng quyền thuật siêu đẳng, ông đã được phân công huấn luyện võ thuật cho bộ đội tinh nhuệ, chính là lực lượng đặc công sau này.

Năm 1978, ông rời quân ngũ nhưng vẫn tự nguyện tham gia dạy võ thuật cho một số sĩ quan quân đội Campuchia suốt hơn chục năm trời.

Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản, lão võ sư Trần Tiến đã sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền Việt Nam.

Lão võ sư Trần Tiến biểu diễn khí công ở độ tuổi 100.
Lão võ sư Trần Tiến biểu diễn khí công ở độ tuổi 100.

Đến giờ, võ phái của ông đã thu hút cả ngàn môn sinh. Trong số ấy, có rất nhiều môn sinh người Âu, Mỹ, Phi… bởi nghe danh mà lặn lội tìm về theo học.

Suốt cuộc đời, lão võ sư Trần Tiến cứ đau đáu một nỗi niềm là làm sao để võ học Việt Nam được bảo tồn và phát triển. Ông đào tạo ra hàng ngàn môn đệ, võ sư, HLV tài năng cho làng võ Việt Nam.

Với nhiều đóng góp to lớn, Trần Tiến được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tặng HCV danh dự; được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban TDTT tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao.

Điều đặc biệt là khi đã ở gần ngưỡng tuổi bách niên, lão võ sư Trần Tiến vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và vẫn có thể biểu diễn khí công trước sự trầm trồ thán phục của hàng ngàn người.

Tới ngày 21/2/2011 do tuổi cao, lão võ sư Trần Tiến đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hưởng thọ 101 tuổi. Làng võ Việt mất đi một tên tuổi quá lớn!

Nhưng với cộng đồng làng võ Việt, cái tên Trần Tiến vẫn còn sống mãi bởi đơn giản, ông là một huyền thoại, một cây đại thụ sẽ còn mãi tỏa bóng cho hậu thế.

Xem cố võ sư Trần Tiến dạy khí công trong một phóng sự được thực hiện bằng tiếng Pháp:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Đọc thêm
Phung phí cơ hội, "đại gia" Việt Nam sảy chân trước đội bóng Indonesia

Phung phí cơ hội, "đại gia" Việt Nam sảy chân trước đội bóng Indonesia

Thể thao

Dù tạo ra được nhiều cơ hội, thậm chí được hưởng 11m trên đất Indonesia nhưng chung cuộc, CLB CAHN lại thua 0-1 trước đối thủ PSM Makassar.

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh đứng hạng 8 thế giới nội dung 10m súng ngắn hơi nữ

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh đứng hạng 8 thế giới nội dung 10m súng ngắn hơi nữ

Thể thao

Nữ xạ thủ của đội tuyển bắn súng Việt Nam có hạng 8 thế giới trên bảng xếp hạng của Liên đoàn bắn súng thế giới (ISSF).

Vợ chồng Duy Mạnh dạy con cực khéo, tiểu thư Quỳnh Anh lộ tính cách thật chỉ qua 1 giây lườm chồng

Vợ chồng Duy Mạnh dạy con cực khéo, tiểu thư Quỳnh Anh lộ tính cách thật chỉ qua 1 giây lườm chồng

Thể thao

Khoảnh khắc đáng yêu khi vợ chồng Duy Mạnh - Quỳnh Anh dạy con gái biết chia sẻ.

Derby Merseyside: Sai lầm 'không thể chấp nhận được' của Liverpool cần phải thay đổi

Derby Merseyside: Sai lầm 'không thể chấp nhận được' của Liverpool cần phải thay đổi

Thể thao

Những thất bại đau đớn gần đây trước PSG và Newcastle đã chấm dứt hành trình của Liverpool tại hai giải đấu cúp, và giờ đây HLV Slot cần phải khích lệ đội bóng của mình tạo ra một phản ứng tích cực.

Anthony Elanga, người bị Man United ruồng bỏ, đã tỏa sáng như thế nào?

Anthony Elanga, người bị Man United ruồng bỏ, đã tỏa sáng như thế nào?

Thể thao

Anthony Elanga đã chọn cách ăn mừng kín đáo sau bàn thắng solo tuyệt vời vào lưới Manchester United, nhưng nụ cười thoáng qua trên khuôn mặt anh đã để lộ sự hài lòng thầm lặng khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ của mình.

Nỗi ám ảnh từ xứ Mặt trời mọc & cơ hội nào cho tuyển Việt Nam vào World Cup?

Nỗi ám ảnh từ xứ Mặt trời mọc & cơ hội nào cho tuyển Việt Nam vào World Cup?

Thể thao

VCK World Cup U17 2025 có tới 48 đội tham gia và cơ hội mở ra cực lớn cho châu Á nhưng liệu U17 Việt Nam có phần?

HLV Masahiko đặt nhiều hy vọng vào cuộc so tài với U17 nữ Thái Lan

HLV Masahiko đặt nhiều hy vọng vào cuộc so tài với U17 nữ Thái Lan

Thể thao

Ngày 3-4, đội U17 nữ Việt Nam sẽ có cuộc so tài cùng đội U17 nữ Thái Lan trên sân bóng Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trận giao hữu này là cơ hội quý giá cho các cầu thủ trẻ hai đội tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu quốc tế.

Nhập tịch ồ ạt để mong vượt tuyển Việt Nam, đội bóng Đông Nam Á bị chỉ trích gay gắt

Nhập tịch ồ ạt để mong vượt tuyển Việt Nam, đội bóng Đông Nam Á bị chỉ trích gay gắt

Thể thao

Kế hoạch nhập tịch 7 cầu thủ từ châu Âu đang tạo nên tranh cãi lớn, khiến Liên đoàn bóng đá nước này phải nhận nhiều chỉ trích.

U17 Việt Nam sắp đối diện 3 đối thủ rất mạnh

U17 Việt Nam sắp đối diện 3 đối thủ rất mạnh

Thể thao

U17 Việt Nam sẽ đối mặt với thử thách rất lớn khi chạm trán 3 đối thủ mạnh gồm U17 Nhật Bản, U17 Australia và U17 UAE tại vòng chung kết U17 châu Á 2025.

VPF thuê trọng tài FIFA nước ngoài bắt trận Đông Á Thanh Hoá gặp Hà Nội

VPF thuê trọng tài FIFA nước ngoài bắt trận Đông Á Thanh Hoá gặp Hà Nội

Thể thao

Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) thông báo sẽ sử dụng trọng tài ngoại điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hoá thuộc vòng 17 LPBank V-Leaue 2024/25 dù đã sử dụng cả VAR.

Vừa thua đội Trung Á, tuyển Indonesia lại nhận thêm tin dữ, nguy cơ mất vé dự World Cup

Vừa thua đội Trung Á, tuyển Indonesia lại nhận thêm tin dữ, nguy cơ mất vé dự World Cup

Thể thao

Tuyển U17 Indonesia vừa phải đón nhận tin kém vui ngay trước ngày tranh tài tại vòng chung kết U17 châu Á 2025.

Fans Indonesia ra tay, thắng cả châu Á để mang về "danh hiệu" tại vòng loại World Cup

Fans Indonesia ra tay, thắng cả châu Á để mang về "danh hiệu" tại vòng loại World Cup

Thể thao

Với lực lượng đông đảo, NHM Indonesia đã giúp ngôi sao mới nhập tịch Ole Romeny mang về một "danh hiệu" tại vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.

Bị chủ nhà làm khó, tuyển Trung Quốc dễ nhận trái đắng ở “bảng tử thần”

Bị chủ nhà làm khó, tuyển Trung Quốc dễ nhận trái đắng ở “bảng tử thần”

Thể thao

Tuyển U17 Trung Quốc đang đối diện với khó khăn rất lớn ngay sát thời điểm khởi tranh giải U17 châu Á, đấu trường tranh vé dự World Cup.

Lê Quang Liêm tụt xuống hạng 22 thế giới do bị mất elo

Lê Quang Liêm tụt xuống hạng 22 thế giới do bị mất elo

Thể thao

Đại kiện tướng của cờ vua Việt Nam đã bị tụt hạng trên bảng xếp hạng của cờ vua quốc tế FIDE sau khi mất elo đáng tiếc.

Xem tiếp
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top