Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh

Hải Võ |

Cuộc đời Khương Duy đã rẽ sang hướng mới khi ông gặp Gia Cát Lượng năm 26 tuổi, và trải qua 36 năm sau đó để "cửu phạt Trung Nguyên", kế thừa sự nghiệp "Bắc phạt" của Khổng Minh.

Sau khi Lưu Bị mất, Lưu Thiền kế vị, đại quyền Thục Hán nằm trong tay Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Thời kỳ "hậu Lưu Bị", số người ủng hộ chiến dịch "Bắc phạt" ngày càng ít, khiến Gia Cát Lượng từng phải 2 lần dâng sớ lên Lưu Thiền "nói cho rõ tầm quan trọng của việc Bắc phạt".

Đây cũng là giai đoạn mà Khổng Minh bắt đầu tìm kiếm người kế thừa sự nghiệp của ông, liệu một trong số những danh tướng của Thục Hán có khả năng gánh vác trọng trách Bắc phạt?

Trong trận vây đánh Thiên Thủy, một "hiện tượng" đã xảy ra, khi danh tướng Triệu Tử Long - người đứng đầu "ngũ hổ tướng" - bất ngờ bị đánh bại bởi tay một nhân vật "vô danh tiểu tốt".

Về sau, nhân vật nọ được biết đến chính là Khương Duy. Ông là quân sự gia và chính trị gia nổi tiếng cuối thời Tam Quốc.

Gia Cát Lượng dùng đủ mưu kế để thu phục Khương Duy, sau đó đem hết sở học bình sinh truyền thụ lại, để phó thác cho Duy sự nghiệp "hưng sư Bắc phạt".

Trong lực lượng Thục Hán, Khương Duy là "kẻ đến sau" mà nhanh chóng vươn lên vị trí quyền lực, được gọi là "thế hệ cầm quyền thứ 5 triều Thục Hán".

Khương Duy được đánh giá là biết thức thời, kế thừa ý chí của Khổng Minh, sách lược chiến tranh thực dụng của ông giúp Thục giữ vững được an ninh quốc gia trong nhiều năm.

Sự nghiệp "cửu phạt Trung Nguyên" của Duy có thắng có bại, song ông không hề thay đổi tinh thần "tiến hành cách mạng đến cùng", luôn giữ được phong phạm của một chính trị gia lỗi lạc.

Bản thân Khương Duy là một tài năng được lịch sử ghi nhận, song tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung thậm chí còn nâng hình tượng nhân vật này lên mức "sống oanh liệt, chết bi tráng".

Trong "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, "đại nghĩa xuân thu" của Khương Duy cũng không khác nhiều so với hình ảnh anh hùng trong "Tam Quốc diễn nghĩa", cho thấy lịch sử và văn học Trung Quốc đã nhất trí trong đánh giá đối với nhân vật này.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn "thành bại luận anh hùng" của sử gia hậu thế La Quán Trung, Khương Duy cũng là một "cuồng nhân chiến tranh", là "tội đồ" dẫn đến sự đoản mệnh của triều Thục Hán.

Khương Duy là bậc danh tướng, song cũng bị coi là tội đồ khiến Thục Hán sụp đổ.

Khương Duy là bậc danh tướng, song cũng bị coi là "tội đồ" khiến Thục Hán sụp đổ.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng quan điểm trên là bất công đối với Khương Duy.

Trên thực tế, trong thời kỳ "Tam Quốc đỉnh lập", so sánh tương quan lực lượng với Tào Ngụy và Tôn Ngô, Thục là nước có thực lực yếu kém nhất, lại nằm ở khu vực "dân ít, địa hình hiểm trở", bất lợi trăm bề.

Nếu những "trụ cột" như Gia Cát Lượng hay Khương Duy không triệt để áp dụng chính sách "Bắc phạt" để kéo điểm nóng chiến tranh ra ngoài biên giới, thì trước sức ép "ngoại địch áp biên - trong còn đấu đá", Thục Hán vốn không đủ khả năng duy trì triều đình tới 42 năm.

Có bình luận cho rằng, sự nghiệp "quang phục Hán thất, nhất thống thiên hạ" mà Khổng Minh theo đuổi một đời là một mục tiêu xa rời thực tế.

Việc Gia Cát Lượng chọn Khương Duy làm người kế thừa, thực chất là "đeo gông vào cổ" vị tướng này.

Tiêu chuẩn chọn người của Khổng Minh là gì?

Có quan điểm cho rằng, mục đích của việc lựa chọn Khương Duy là nhằm cân bằng quyền lực nội bộ giữa các phe phái ở Thục Hán.

Thực tế, Khương Bá Ước không phải là lựa chọn số 1 của Gia Cát Lượng, mà là Mã Tắc.

Tam Quốc Chí viết - "Tắc, tự Ấu Thường, từng làm Thái thú Việt Tây, tài trí hơn người, giỏi mưu kế quân sự".

Lưu Bị khi còn sống từng khuyên Khổng Minh rằng Mã Tắc là kẻ "nói hay làm dở, không nên trọng dụng". Nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn hết mực bồi dưỡng và cho Tắc tham gia việc quân cơ yếu sự.

Tuy nhiên, năng lực của Mã Tắc thực sự có nhiều hạn chế, lần đầu xuất trận đã vấp phải thất bại, để mất yếu địa Nhai Đình của Thục, trực tiếp dẫn đến thất bại của chiến dịch Bắc phạt lần đó.

Khổng Minh đành "gạt lệ trảm Mã Tắc".

"Ứng cử viên số 2" được đánh giá có khả năng kế thừa Gia Cát Lượng là Ngụy Diên.

Ngụy Diên là tướng tài, nhưng quan hệ giữa ông và Gia Cát Lượng lại vô cùng tồi tệ.

Ngụy Diên là tướng tài, nhưng quan hệ giữa ông và Gia Cát Lượng lại vô cùng tồi tệ.

Ngụy Diên là nhân vật được mô tả "mờ nhạt nhất trong chính quyền Thục Hán", nhưng lại là người "văn võ song toàn, trí dũng hơn người".

Đặc biệt, tầm nhìn chiến lược của Ngụy Diên được học giả đương đại đánh giá là "hiếm gặp trong hàng ngũ lãnh đạo Thục Hán", xứng đáng là người cầm quyền thế hệ kế cận.

Đáng tiếc rằng, người xem trọng Ngụy Diên nhất là Lưu Bị đã sớm "cưỡi hạc về trời", trong khi Khổng Minh vốn có quan điểm "vô cùng tiêu cực" đối với Diên.

Gia Cát Lượng cũng chính là người bày mưu để triệt hạ Ngụy Diên sau này.

Khương Duy dù là tướng tài, song Gia Cát Lượng cũng không phải không có những sự lựa chọn khác.

Mãnh tướng dưới trướng Thục dù không phải xếp một hàng dài, nhưng vẫn còn các bậc lão thành Vương Bình, Trương Dực... đủ khả năng thống lĩnh ba quân.

Vậy, nguyên nhân nào khiến Khổng Minh khi tuổi đã cao, lại quyết tâm lựa chọn Khương Bá Ước - một thanh niên ngoài 20 "vắt mũi chưa sạch" - làm người nắm giữ đại quyền Thục Hán?

Khổng Minh - Khương Duy chung chí hướng

Khổng Minh ngay từ khi còn ở "thảo lư", dù chưa gặp Lưu Bị nhưng đã vẽ sẵn bản đồ chính trị lâu dài cho Bị. Đó là trung hưng Hán thất, trở về cố đô.

Khi Lưu Bị đã "yên vị" trên ngai vàng đất Thục, nhiều người trong triều đình có khuynh hướng muốn yên ổn một phương. Ngay cả Lưu Thiền cũng có suy nghĩ như vậy.

Một bộ phận không nhỏ văn thần - võ tướng nhà Thục hy vọng không phải chiến tranh với Tào Ngụy, do đó phản đối chính sách Bắc phạt của Khổng Minh.

Trước tình trạng này, Gia Cát Lượng bất ngờ khi phát hiện "Khương Bá Ước thông hiểu binh pháp, lại có đảm lược, kiến giải sâu sắc".

Khương Duy về với Thục Hán năm 26 tuổi, bằng tuổi Khổng Minh khi ông đầu quân Lưu Bị.

Khương Duy về với Thục Hán năm 26 tuổi, bằng tuổi Khổng Minh khi ông đầu quân Lưu Bị.

Chính Khổng Minh đánh giá Khương Duy - "Người này trong lòng có Hán thất, mà tài năng hơn người".

Có thể nói, Gia Cát Lượng gặp được người "trong đầu luôn lo nghĩ giang sơn Đại Hán" như Khương Duy, chẳng trách hai người trở thành cặp bằng hữu "chí đồng đạo hợp".

Điều tiết mâu thuẫn phe phái

Ích Châu do Gia Cát Lượng thống trị, là đại bản doanh của Thục Hán, tập hợp quân đội do Lưu Bị mang tới từ Trác Châu, bộ hạ cũ tại Từ Châu, còn có các tướng bại lui ở Kinh Châu rút về.

Ngoài ra, chủ yếu là lực lượng quân đội bản địa Ích Châu.

Bên cạnh đó, một thế lực mới nổi lên là tập đoàn hoạn quan thân tín của hậu chủ Lưu Thiền.

Nhiều bè phái cùng "hội tụ" một nơi, khiến chuyện đấu đá phe cánh trong nội bộ Thục Hán liên tục phát sinh. Thậm chí, thế lực Tây Xuyên cũ vẫn còn "hấp hối", rình rập thời cơ.

Khương Duy là một nhân vật đặc biệt, ông được cho là xuất thân "phổ thông, không có bối cảnh đặc biệt", và là "đệ tử chân truyền" của Khổng Minh.

Gia Cát Lượng tin rằng, để Khương Duy nắm quyền lực quân sự, có thể khiến cho "cả nhà đều yên tâm".

Thiếu niên anh hùng

Xét về phương diện ra trận giết địch, Thục Hán không phải đã hết mãnh tướng. Triệu Vân là nhân vật xuất chúng nhất.

Tuy nhiên, thời kỳ hậu Lưu Bị, tuổi tác ông cũng cao dần. Bên cạnh đó, Triệu Vân được cho là "rất ít thống lĩnh quân đội tác chiến quy mô lớn", mà thường chỉ đóng vai trò tiên phong.

Gia Cát Lượng cho rằng, Thục Hán trải qua nhiều năm chiến đấu không dứt, kinh tế khốn đốn, những người tòng quân lâu năm khó tránh nảy sinh tâm lý bất mãn, thậm chí quay sang nghi ngờ chính Khổng Minh.

Việc đặt trọng trách vào thế hệ trẻ "mới nổi" như Quan Hưng, Trương Bào hay Khương Duy là xu hướng tất yếu trong "sự nghiệp Bắc phạt" của Gia Cát Lượng.

Các nhà nghiên cứu khen Gia Cát Lượng vì con mắt nhìn người tinh tế, lựa chọn Khương Duy là truyền nhân vô cùng xứng đáng.

Các nhà nghiên cứu "khen" Gia Cát Lượng vì con mắt nhìn người tinh tế, lựa chọn Khương Duy là truyền nhân vô cùng xứng đáng.

Tài năng quân sự của Khương Duy

Danh tiếng của Khương Duy chỉ được biết tới khi ông đánh bại được Triệu Vân, điều được coi là "bất khả thi". Có thể nói Khương Duy là vị tướng "một đêm thành sao", danh vọng hiển hách.

Triệu Vân là "cánh tay phải" của Khổng Minh trong mọi cuộc chiến suốt hàng chục năm ròng. Cũng vì khinh địch nên Vân bại trong tay Khương Duy.

Nhưng cũng vì vậy, Triệu Vân đã có ấn tượng rất tốt với thanh niên Khương Duy "vô danh tiểu tốt" khi ấy.

Có nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, chiến thắng trước Triệu Vân là một "điểm cộng" rất lớn trong mắt Gia Cát Lượng, bởi bản thân Triệu Tử Long cũng được đánh giá là "nhân tài ưu tú, tài đức kiêm toàn".

Khi chiến thắng Triệu Vân, Khương Duy mới 26 tuổi.

Gia Cát Lượng sau này có thư để lại viết - "Khương Bá Ước cần cù chính sự, tư duy thấu đáo, suy nghĩ chu toàn.

Đám Vĩnh Nam, Lý Thường không bằng được".

Vĩnh Nam, Lý Thường cũng là những nhân vật kiệt xuất của Thục Hán, cũng được xem là "có tiếng tăm". Qua đó, đủ thấy Khổng Minh đánh giá Khương Duy cực cao và cũng rất hài lòng với "đồ đệ" này.

Anh hùng bạc mệnh

Khương Duy được đánh giá là "truyền nhân" xứng đáng của Gia Cát Lượng.

Khổng Minh qua đời, Khương Duy khi ấy 32 tuổi đã không phụ sự ủy thác của ông. Duy giương cao ngọn cờ Thục Hán và liên tiếp tiến hành "cửu phạt Trung Nguyên", kể từ năm 247.

Thế nhưng, kết cục dành cho vị tướng "trung quân ái quốc" Khương Duy lại vô cùng bi thảm.

Thục Hán diệt vong, Khương Bá Ước vẫn còn ôm hoài bão "Đông Sơn tái khởi". Tiếc rằng thời vận đã qua, cả nhà lớn nhỏ bị giết chết trong đám loạn quân, "ngay cả người nhặt xác cũng không có".

Khương Duy có được "duyên kỳ ngộ" với Khổng Minh năm 26 tuổi, cho đến 62 tuổi "công bại thùy thành", chết nơi đất khách.

Cuộc đời "oanh liệt mà bi tráng" của vị truyền nhân Gia Cát Lượng vẫn luôn là một trong những thiên sử hào hùng nhất của thời đại Tam Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại