Ai đặt tên cho con đường lãng mạn nhất Hà Nội?

Mai Lâm (Tổng hợp) |

Ai đó nói rằng, đến Hà Nội mà chưa ghé thăm đường Thanh Niên thì cũng như chưa đến…

Đường Thanh Niên dài gần 1km, kéo dài từ dốc Yên Phụ đến đầu Quán Thánh. Theo nhiều tài liệu, con đường này thực chất là một con đập được đắp vào đầu thế kỷ thứ XVI để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Lúc đầu, nó có tên là “Cố Ngự” (có nghĩa là “giữ vững”), về sau người dân đọc chệch đi, thành Cổ Ngư…

Sau ngày giải phóng Thủ đô 10-10-1954, toàn dân Hà Nội bắt tay vào khôi phục và kiến thiết thành phố. Hà Nội ngày ấy biến thành một công trường sôi động, với tinh thần hăng hái xây dựng thành phố, tối thứ Bảy hàng tuần, người dân tấp nập ra quét dọn vỉa hè, cống rãnh, làm tổng vệ sinh. Chủ nhật được chọn là “ngày lao động kiến thiết Tổ quốc”. Việc sửa sang, mở rộng đường Cổ Ngư được giao cho thanh niên Hà Nội.

Đường Thanh Niên lung linh khi đêm xuống (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản)
Đường Thanh Niên lung linh khi đêm xuống (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản)

Trang Vietnam+ viết: “Những chàng trai cô gái Hà Nội phấn khởi gánh, xúc, đẩy xe chở đất… Họ vui vì được trực tiếp góp phần làm đẹp Thủ đô, còn vui hơn vì được gặp Bác Hồ. Vì công trường ở ngay gần Phủ Chủ tịch nên hai lần Bác Hồ đi công tác về qua, đã dừng xe xuống thăm”.

Theo đó, các thanh niên trẻ tuổi của Hà Nội đã đổ đất mở cho đường rộng hơn, đẹp hơn, nhất là đoạn giữa – nơi có hàng bánh tôm Hồ Tây nức tiếng ngày nay. Đoạn dốc Yên Phụ được nắn thẳng, thoai thoải cho dễ đi. Phía trước đền Quán Thánh được nới rộng thêm, tạo thành một vườn hoa nhỏ xinh.

Ít khả năng đổi tên đường Thanh Niên thành đường Võ Nguyên Giáp Ít khả năng đổi tên đường Thanh Niên thành đường Võ Nguyên Giáp

(Soha.vn) - “Một ngày không xa sẽ có đường Võ Nguyên Giáp ở Thủ đô Hà Nội theo ước muốn của nhân dân”.

Đến cuối năm 1959, khi công trình mở rộng đường Cổ Ngư hoàn thiện, lãnh đạo thành phố và thành đoàn Hà Nội bàn đặt cho con đường một cái tên mới. Một số người đề nghị đổi thành đường Lý Tự Trọng, người thì đề nghị đổi thành Hồ Xuân Hương với những lý lẽ riêng. Bác sĩ Trần Duy Hưng, khi ấy là Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội được giao nhiệm vụ lên báo cáo và xin ý kiến Bác Hồ. Trang Vietnam+ thuật lại khoảnh khắc thú vị này:

“Sau khi nghe trình bày, Bác Hồ hỏi lại:

- Những ai là người xây dựng con đường này?

Bác sĩ Trần Duy Hưng trả lời:

- Thưa Bác, thanh niên Thủ đô.

Bác nói giản dị:

- Thế thì nên đặt tên là đường Thanh Niên!”.

Một trong những con đường đẹp và lãng mạn nhất Hà Nội có tên là đường Thanh Niên từ đấy.

Đường Thanh Niên nhìn từ trên cao (Ảnh: Zing)
Đường Thanh Niên nhìn từ trên cao (Ảnh: Zing)

“Đây cũng chính là điểm hẹn của những đôi lứa yêu nhau ngồi tình tự bên hồ. Vì thế đường Thanh Niên là con đường lãng mạn nhất Hà Thành và được nhiều người gọi vui là “đường tình yêu”. Báo điện tử Tri thức trực tuyến chia sẻ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại