Giấy mua bán lập khống, khởi kiện được không?

Về hiệu lực của giấy tay mua bán, trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án sẽ xem xét công nhận hoặc không công nhận, từ đó giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Giấy sang nhượng đất đai lập tay giữa người bán và người mua vào thời điểm năm 1994 và không có số thửa, số lô, không có vị trí đất và cũng không được chứng thực. Địa danh trong giấy sang nhượng thể hiện là P.Phú Mỹ, Q.7 (TP.HCM) nhưng đến tháng 4-1997, P.Phú Mỹ, Q.7 mới được thành lập.

Vậy, xin luật sư cho biết nếu sử dụng giấy sang nhượng trên để thưa kiện thì tòa án có nhận đơn kiện này không? Người bị kiện có quyền bác đơn kiện không? (Một bạn đọc)

Trả lời:

Giấy tay chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng là một hình thức của giao dịch dân sự. Theo khoản 3 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự, việc tranh chấp hợp đồng dân sự (như tranh chấp phát sinh từ giấy tay chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên) thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Về nguyên tắc, khi đương sự nộp đơn khởi kiện thì tòa án sẽ thụ lý nếu không thuộc một trong các trường hợp trả lại đơn kiện được quy định tại điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện thì bị đơn có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (hòa giải và tòa án ghi nhận). Còn việc tòa án có chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hay không thì còn tùy thuộc yêu cầu khởi kiện là gì và các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, tất nhiên các chứng cứ phải hợp pháp và xác thực.

Về hiệu lực của giấy tay mua bán, trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án sẽ xem xét công nhận hoặc không công nhận, từ đó giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Theo thư của bạn thì có chứng cứ cho rằng giấy tay sang nhượng đất được lập khống. Do vậy, nhiều khả năng tòa án sẽ không công nhận tờ giấy tay này để buộc các bên phải có nghĩa vụ thực hiện nội dung tờ giấy tay.

Do bạn không nói rõ nên tôi không biết trong trường hợp của bạn hỏi thì tranh chấp bắt đầu từ thời điểm nào. Vì vậy tôi chỉ xin nhắc chung đến thời hiệu khởi kiện. Theo mục 2 phần IV của nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp dân sự xảy ra trước ngày 1-1-2005 là hai năm kể từ ngày 1-1-2005.

Còn đối với các tranh chấp phát sinh từ ngày 1-1-2005 trở về sau, thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Nếu thời hiệu khởi kiện đã hết thì tòa án sẽ không thụ lý.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại