"Lực hấp dẫn" của Phú Quốc
Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận lần cuối và xem xét thông qua vào kỳ họp giữa năm 2018. Theo đó, Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sắp trở thành 3 SEZ đầu tiên của Việt Nam.
Trên thế giới, SEZ không phải là khái niệm xa lạ. Thực tế cho thấy, mô hình này đã rất thành công ở một số quốc gia như Trung Quốc với đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải hay Hàn Quốc với đảo Jeju.
Nhìn vào Việt Nam, Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là ba địa điểm có tốc độ đô thị hóa nhanh và tiềm năng du lịch lớn.
Do vậy phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phục vụ du lịch ở đây được dự báo sẽ phát triển mạnh.
Theo dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, nếu như Bắc Vân Phong được định hướng chủ yếu phát triển về cảng biển nước sâu, dịch vụ logistics thì Vân Đồn được định hướng trở thành đô thị du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao, còn đặc khu kinh tế Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ thương mại và mua sắm quốc tế.
Bà Trang Bùi, Giám đốc Bộ phận thị trường JLL Việt Nam nhận định, nếu đề án đặc khu kinh tế được thông qua, thị trường bất động sản tại 3 khu vực này sẽ vô cùng sôi động.
Trong đó, Phú Quốc có tiềm năng lớn về phát triển phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn và là khu vực nhận được nguồn vốn ngân sách lớn nhất để phát triển cơ sở hạ tầng nếu so với Vân Đồn và Bắc Vân Phong.
Với vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách các trung tâm du lịch lớn ở Đông Nam Á từ 1-2 giờ bay, lại có 150km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp cùng hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, nắng ấm quanh năm, không có bão, nên Phú Quốc đang từng ngày vẫy gọi du khách và cả các nhà đầu tư.
Việc hoàn thành sân bay quốc tế Phú Quốc cũng góp phần tạo đà cho thị trường bất động sản khu vực phát triển nhờ tăng trưởng lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hàng loạt các hãng hàng không, lữ hành lớn tại nhiều quốc gia đã và đang kết nối với Phú Quốc, như TUI Nordic (Thụy Điển), Thomson (Vương quốc Anh), Alpitour World (kết nối đường bay thẳng từ Rome - Ý), Asiana và Korean Air (Hàn Quốc), Thái Lan, Trung Quốc,… càng tiếp sức cho Đảo Ngọc đón dòng du khách lớn trong và ngoài nước.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong năm 2017 lượng khách du lịch đến Phú Quốc đạt 1,8 triệu lượt người, tăng 25,5% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế đạt trên 300.000 lượt, tăng 42,7%. UBND tỉnh Kiên Giang dự báo, 6 tháng đầu năm 2018 Phú Quốc sẽ đón khoảng 1,6 triệu lượt khách du lịch.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đương nhiên mở ra nhiều cơ hội cho ngành bất động sản phục vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Chọn ai giữa chốn ba quân?
Tâm lý đón đầu tiềm năng tăng giá bất động sản khi Phú Quốc trở thành đặc khu đã tạo ra sức lan tỏa cộng hưởng, khiến cục diện đầu tư bất động sản ở Đảo Ngọc trở nên vô cùng sôi động.
Dù vậy, theo các chuyên gia, ở thời điểm bất động sản Phú Quốc trong cơn sốt giá như hiện nay, người mua cần phải luôn giữ "cái đầu lạnh". Cơ hội đầu tư là rõ ràng, nhưng đầu tư vào phân khúc nào, thời điểm nào và dự án nào là một bài toán lớn.
Với những nhà đầu tư sành sỏi, giai đoạn chấp nhận mạo hiểm lướt sóng đất nền đã không còn, thay vào đó, dự án thu hút được họ phải đáp ứng được các tiêu chí vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, giá hợp lý và khả năng sinh lời cao khi đi vào vận hành trong tương lai.
Chính vì vậy, những dự án đã hình thành của các chủ đầu tư lớn vẫn được các nhà đầu tư săn lùng.
Đứng trước tiềm năng du lịch lớn, nhưng thị trường bất động sản du lịch Phú Quốc còn "sơ khai", chưa phát triển như Nha Trang hay Đà Nẵng. Vì thế, thị trường Phú Quốc mới chỉ điểm mặt được một vài dự án của các Tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group hay CEO Group.
Nếu Vingroup chiếm lĩnh thị trường Bắc đảo với dự án khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì khu vực Nam đảo là "lãnh địa" của Tập đoàn Sun Group với các dự án có vốn đầu tư gần 22 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, khu vực Trung tâm đảo được khai thác chủ yếu bởi Tập đoàn CEO với các dự án có vốn đầu tư gần 21 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, nhiều dự án mới tung ra thị trường đã nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư.
Điển hình, dự án condotel Best Western Premier Sonasea Phu Quoc, dù chưa triển khai truyền thông rầm rộ nhưng đã thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và âm thầm bán hết phần lớn số lượng căn hộ trong thời gian rất ngắn.
Best Western Premier Sonasea Phu Quoc là một hợp phần trong dự án Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort. Dự án có vị trí kế cận các khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng và vận hành rất thành công trước đó, bao gồm: Novotel Phu Quoc Resort, Novotel Villas và Sonasea Shopping Center.
Đây là dự án condotel duy nhất ở Phú Quốc được ra hàng trong 6 tháng đầu năm 2018. Với mức giá chỉ từ 2,9 tỷ đồng/căn, lại được vận hành dưới thương hiệu Best Western (Top 10 thương hiệu quản lý khách sạn đến từ nước Mỹ) theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo mang lại lợi nhuận ổn định và bền vững cho các nhà đầu tư nên dự án nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Theo tiết lộ của chủ đầu tư, giai đoạn 2 của Best Western Premier Sonasea Phu Quoc sẽ được mở bán trong tháng 4 này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với mức tăng trưởng du lịch vượt bậc, trong dài hạn, nguồn cung sẽ được hấp thụ trọn vẹn bởi lực cầu tốt. Đó cũng là lý do khiến các nhà đầu tư sẽ tiếp tục xu hướng lựa chọn Phú Quốc làm nơi dừng chân.