Thực tế, bản chất của việc người phụ nữ kết hôn là muốn tìm hạnh phúc cho cuộc sống của mình, lựa chọn việc lấy người nghèo hay kẻ giàu, là cảm nhận và tiêu chuẩn của từng người đối với hạnh phúc trước khi kết hôn. Thế thì, sau khi kết hôn rồi, rốt cuộc ai sẽ hạnh phúc hơn?
Lấy người giàu hay lấy người nghèo, hạnh phúc đều mong manh như nhau!
01
Một người bạn thân của tôi kể lại:
Cô ấy rất sợ lạnh. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì tiếng gọi tình yêu cô ấy đã theo người yêu về quê - một làng nhỏ cách xa trung tâm thị trấn khá xa, tựa lưng là núi.
Mùa đông ở đây lạnh vô cùng. Nhà chồng cô tuy gọn gàng sạch sẽ nhưng không gian hơi nhỏ, sau mỗi bữa tối, cô cuộn tròn trong chăn như một con mèo vì lạnh, anh ấy thương cô, đặt đôi chân cô lên ngực mình để sưởi ấm, rỉ tai cô những lời hứa yêu thương, cùng cô nói hết chuyện trên trời dưới đất.
Nhà tắm là một vách ngăn nhỏ chung với nhà bếp, không có cửa nẻo, khói bếp lâu ngày đã làm cho các bức tường phủ một màu đen, không bóng điện, không bình nóng lạnh. Mặc dù mỗi lần đi lắm, chồng cô đều chuẩn bị sẵn cho tôi một nồi nước nóng đủ để dùng.
Lúc đầu thấy vẫn còn ổn và cảm thấy thật hạnh phúc nhưng lâu dần, cô lại cảm thấy thật sự thiếu thốn và tẻ nhạt.
Qua bao năm anh ấy vẫn không thể thực hiện được lời hứa là xây lại khu vực vệ sinh khang trang hơn và mua máy nóng lạnh cho mẹ con cô. Lúc con ốm, cô chạy vạy từng đồng để đưa con đi viện.
Từ nơi khác về làm dâu đất khách, lạ lẫm với mọi thứ xung quanh, phải tự lực tự sinh, lúc này cô mới phát hiện ra, hóa ra tình yêu thiếu "sữa và bánh mì" thật là mong manh.
Sau đó, cô gặp một người đàn ông đã từng ly hôn 2 lần. Anh ta rất giàu có, sau khi suy nghĩ do dự một thời gian, cô quyết định kết thúc cuộc sống hôn nhân đầu tiên để làm người vợ thứ ba của người đàn ông giàu có này.
Mùa đông ở nơi này này vẫn lạnh như thế, cô bật điều hòa của từng phòng lên, căn nhà gồm bốn phòng ngủ và hai phòng khách lúc nào cũng ấm áp như mùa xuân. Nhà tắm luôn sẵn nước ấm vì có máy nóng lạnh.
Nhưng không hiểu sao, có lúc trong lòng cô lại rất lạnh lẽo. Trong đêm mùa đông cô đơn, cô nghĩ đến ông chồng thường xuyên đêm không về nhà, nghĩ đến dấu vết màu son in trên cổ áo ….
Cô đột nhiên nhớ đến thời gian chung sống với chồng cũ, nhớ căn phòng nhỏ không có lò sưởi, nhớ nồi nước sôi sẵn sàng chờ cô đi tắm, nhớ người đàn ông từng dùng ngực để sưởi ấm cho chân cô - một sự đau khổ rất khó tả, giống như làn sóng lăn tăn, chậm chậm từ trong lòng lan tỏa ra.
02
Bỏ người giàu lấy người nghèo, hạnh phúc chân thật!
Rất nhiều người nói, giữa tình và tiền, thì người phụ nữ bây giờ sẽ coi trọng tiền hơn, không tin thì hãy xem thông báo tuyển bạn đời, cả trăm bài thì đều là "người đàn ông thành đạt, thu nhập tháng không dưới bao nhiêu bao nhiêu tiền", gần như đây trở thành một xu hướng không thể thay đổi.
Nhưng chẳng lẽ cứ phải kết hôn với một người đàn ông nghèo thì mới có thể chứng minh mình là người phụ nữ tốt? Tôi thì thấy không cần thiết phải như vậy.
Điều mà khiến cho bạn đưa ra lựa chọn cuối cùng phải là chữ " yêu", nếu có người giàu có thực sự yêu bạn, thì tình yêu đó sẽ bền vững hơn tình yêu của một người không có tiền.
Tôi đã trải qua một mối tình trước khi kết hôn lần đầu. Điều mà người yêu cũa của tôi thu hút tôi nhất lúc đầu là anh ấy không có lợi dụng ưu thế kinh tế để khoe khoang với tôi, anh ấy áp dụng phương thức rất cổ điển đó là - viết thư tình.
Tôi và anh bắt đầu có khoảng cách là từ khi anh ấy hỏi tôi một câu hỏi. Có một hôm, nhóm bạn của anh ấy cùng chúng tôi đi ăn cơm, có người cố tình chọc tôi: Em thông minh như vậy, chắc là không chỉ bị cảm nắng bởi tài năng của Huy chứ!
Nghe câu nói này, tôi phản bác lại, em cảm nắng anh ấy cái gì, thì trong lòng anh ấy rõ nhất. Không ngờ, không lâu sau, Huy đột nhiên hỏi tôi, nếu một ngày anh trở thành một người nghèo thì em còn yêu anh không, còn muốn gả cho anh không?
Lúc đó ý nghĩ đầu tiên của tôi chính là, chắc chắn là do anh ý bị ảnh hưởng bởi câu nói của bạn anh ấy.
Tôi nghiêm túc nói với anh rằng, tôi yêu là yêu con người anh, tôi còn hỏi anh, ngay từ đầu anh cố tình tránh để tiền bạc dính dáng đến tình cảm giữa 2 người, vậy tại sao bây giờ lại quay lại hỏi vấn đề này? Anh ấy có vẻ ngượng ngùng và chuyển sang chủ để khác.
Nhưng, sự việc không dừng lại ở đó, anh ấy luôn ghi nhớ vấn đề này, từ hôm đó những câu hỏi tương tự ngày càng nhiều, và tôi cũng không thèm trả trời anh những câu hỏi như vậy nữa. "Thử nghiệm" kiểu như thế này làm tôi thấy rất khó chịu.
Anh ấy lại nói tôi cố tình né tránh câu hỏi, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, trong lúc nóng nảy tôi nói với anh, anh không tin thì chúng ta chia tay đi, tôi thà đi lấy một người nghèo để cho đỡ suốt ngày phải phiền hà vì vấn đề này. Anh nói, thế thì em tìm đi, em giỏi thì tìm và chứng minh hạnh phúc cho tôi xem.
Tôi nói, tìm thì tìm, anh cứ đợi mà xem! Nói xong tôi rời khỏi ngôi nhà đấy. Mấy tháng liền, anh ấy đều không đến tìm tôi. Khi nghe tin tôi thực sự thích một người không có tiền và chuẩn bị kết hôn, thì anh ấy lại hối hận đến tìm tôi và mong tôi trở về nhưng tôi từ chối.
Nói về người chồng hiện tại của tôi, tôi thực sự cảm thấy mình may mắn. Cho dù là do xuất phát từ nguyên nhân thách thức người yêu cũ mới để ý đến anh, nhưng sự thực là, anh ấy đúng là người đáng để tôi yêu. Đặc biệt là sự tin tưởng vô điều kiện của anh ấy đem lại cho tôi cảm giác thoải mái vô cùng mà trước đây tôi chưa từng có.
Tôi nhớ ngày anh ấy cầu hôn tôi, anh đặt một chiếc hộp nhỏ vào tay tôi, ngại ngùng nói, anh biết chiếc nhẫn này không đủ lớn, không đủ chói mắt, nhưng anh hi vọng em có thể chấp nhận một người không giàu có nhưng có tấm lòng "không nghèo" của anh.
Lúc đó tôi rất cảm động, tôi biết chiếc nhẫn này ít nhất mất vài tháng lương của anh.
Điều tôi quan tâm không phải là người đàn ông đó có thể cho tôi bao nhiêu tiền, mà là anh ấy sẵn sàng hi sinh vì tôi như thế nào trong khả năng của anh ấy. Lấy người giàu hay người nghèo quan trọng là ở đây.
Kết hôn với người giàu mới biết tình yêu có tiền đúng là một kho báu!
03
Cũng lại là câu chuyện của cô bạn khác của tôi:
Trước khi gặp người chồng hiện tại, cô từng có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi. Cô đã từng nghĩ rằng, đó là tình yêu duy nhất trong đời cô.
Khi cô 22 tuổi, bất chấp sự phản đối của gia đình, cô vẫn quyết yêu Tuấn - một người nghèo xơ xác nhưng có tài. Khi cô chuẩn bị cưới anh ta, bố mẹ cô rất giận giữ và nói cắt đứt tình thân với cô.
Ngày kết hôn mà chỉ có hai người bọn họ, họ đăng kí kết hôn xong rồi ngồi xe bus công cộng để về căn phòng nhỏ thuê, trong phòng chỉ có 1 chiếc giường đôi, 1 ghế sofa và 1 bàn trà cũ mua với giá 400 nghìn, chỉ có màu đỏ của giấy đăng kí kết hôn là toát lên sự vui vẻ của sự kiện quan trọng nhất trong đời người.
Thô sơ, cũ kĩ, thiếu thốn không đả kích được cô, trái lại cô còn thấy mình rất cao thượng, vì tình yêu không vì danh vọng tiền bạc. Cô nghĩ là chỉ cần hai người yêu nhau là hạnh phúc.
Tuy nhiên, niềm vui nho nhỏ đó tồn tại không được bao lâu. Khoảng hai tháng sau khi kết hôn cô có thai. Vì hoàn cảnh nên bọn họ không có ý định giữ lại đứa bé này.
Bởi vì Tuấn là người làm việc tự do, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, cuộc sống hàng ngày của bọn họ phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của cô, lúc đó bọn họ không có khả năng nuôi con.
Trong lúc túng quẫn nhất, thì điều không may lại đến, cha của Tuấn đột ngột lâm bệnh nặng, người nhà báo anh ấy về để gặp cha lần cuối.
Do đường xa xôi tốn kém, nên cô phải lấy hết số tiền lương vừa được phát và số tiền tiết kiệm để đưa cho Tuấn, anh nước mắt chảy dài lên tàu, trước khi rời đi còn không quên dặn cô phải đi bỏ thai càng sớm càng tốt.
Cô lúc đó gật đầu đồng ý, nhưng trong lòng nặng trĩu: ngay cả việc phá thai cô cũng phải mượn tiền của người khác. Từ bệnh viện trở về, không có người chăm sóc, không có đồ ăn, cô ngồi cô độc khóc một mình.
Sau khi Tuấn từ quê trở lại, tính khí của anh trở nên rất tồi tệ, bởi vì người nhà anh trách móc anh không chuẩn bị nhiều tiền chút để lo hậu sự cho cha.
Anh bắt đầu nghi ngờ bản thân, rồi trở nên không tin tưởng cô, thường xuyên cãi nhau với cô vì những chuyện vụn vặt. Lúc đầu cô nhịn, nhưng sau cô không chịu được nữa, bọn họ ngày càng mâu thuẫn, và đến mức không thể cứu vãn được. Một năm sau họ chia tay.
Cuộc hôn nhân thất bại làm cô bị tổn thương rất nhiều. Sau đó cô không dám tin vào tình yêu cho đến khi gặp người chồng hiện tại. Anh ấy tên là Từ
Từ là một người đàn ông giàu có, anh ấy lay động trái tim cô bởi sự nhiệt tình, chân thành và kiên trì, cô đồng ý yêu anh, qua lại với anh một thời gian để xem tình cảm của mình thế nào.
Thực tế mà nói, thì tiền cũng là một yếu tố giúp hôn nhân của họ thành công. Công việc của Từ vốn dĩ là phải đi công tác khắp nơi, nhưng từ hôm anh ấy tỏ tình với cô, thì anh ấy kiên trì cuối tuần đều tìm cách trở về nhà bên vợ.
Từ nơi xa vội vã bay về, mỗi lần anh ấy đều mua quà cho cô, các món quà đều được lựa chọn rất tỉ mỉ, cho dù ở đâu, anh ấy mỗi ngày đều gọi cho cô ít nhất nửa tiếng đồng hồ - những vấn đề này đều cần đến tiền.
Nhưng điều làm cô cảm động không phải là việc anh ấy không tiếc tiền vì cô, mà là từng lúc từng nơi anh ấy đều nhớ đến cô và quan tâm cô. Điều cảm động nhất đó là sau khi kết hôn 3 năm, anh ấy vẫn giữ được những thói quen đó, không bao giờ để cô cảm thấy anh không còn trân trọng, không còn quan tâm cô.
Lí luận của Từ là: Yêu vợ, thì phải cố gắng hết sức để tạo cho vợ cuộc sống vật chất và không gian tinh thần tốt.
Trong ngôi nhà mà Từ dày công vun đắp vì cô, cô cảm nhận được sự ấm áp và an toàn, một cuộc hôn nhân như vậy thực sự là một kho báu.
04
Một người có tiền hay không đều không phải là lỗi lầm!
Lấy người nghèo hay người giàu, đầu tiên phải hiểu rõ một điều: có tiền hay không đều không phải là lỗi lầm.
Nghèo vật chất không đồng nghĩa với nghèo tình cảm. Cho dù người bạn chọn không có tiền, chỉ cần tâm trạng của các bạn bình yên, thoải mái, thì đều có thể sống một cuộc sống ấm áp và dễ chịu.
Nhưng chịu đựng nghèo khó không đồng nghĩa với việc bằng lòng với nghèo khó, con người muốn có được hạnh phúc nhất định phải cố gắng hết sức để tạo cho người mình yêu thương môi trường cuộc sống tốt đẹp nhất.
Yếu tố này rất quan trọng trong hôn nhân, nó có thể làm cho người bạn đời của bạn cảm nhận được bạn cố gắng hết sức để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong quá trình này, các bạn có thể cùng nhau chia sẻ rất nhiều niềm vui.
Tiền nhiều không đồng nghĩa với việc tật nhiều. Nếu bạn đời của bạn có nền tảng kinh tế tốt, thì việc này là việc tốt, không nên nói "tiền" làm biến chất. Người đa tình không có tiền vẫn cứ đa tình, người chung thủy có nhiều tiền hơn nữa thì vẫn luôn chung thủy với bạn.
Một người có phải là một nửa tốt nhất hay không, quan trọng là ở phẩm chất của người đó, sự vun đắp và thái độ nghiêm túc đối với tình yêu và hôn nhân.
Kết hôn với người nghèo hay kết hôn với người giàu, đầu tiên là phải xem bạn kết hôn với người có phẩm chất như thế nào, khả năng vun đắp hôn nhân của các bạn là như thế nào. Trước khi kết hôn phải cân nhắc kĩ, thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Thế nên kết hôn với người nghèo hay kết hôn với người giàu, đầu tiên là phải xem bạn kết hôn với người có phẩm chất như thế nào, khả năng vun đắp hôn nhân của các bạn là như thế nào?
Trước khi kết hôn phải cân nhắc kĩ, thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Bởi hôn nhân bền vững quan trọng nhất vẫn là "tình và nghĩa". Khi yêu cần "tình" để đến với nhau và khi duy trì cần "nghĩa" để ở mãi được với nhau.
Người giàu, kẻ nghèo, cuối cùng ai mới là người hạnh phúc nhất? Câu trả lời quan trọng nằm trong tâm các bạn!