Na được trồng chủ yếu trên núi nên cứ vào vụ thu hoạch, người dân hằng ngày phải leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc vận chuyển na xuống núi đặc biệt vất vả trong những khi thời tiết khắc nghiệt, đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Vào vụ thu hoạch na, người dân hằng ngày phải leo 3-4 km đường núi để hái na. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Những vườn na ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu trên núi cao. (Ảnh chụp tại khu vực núi đá Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Thu hái na tại khu vực núi đá Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Na trồng trên núi được thu hoạch rồi vận chuyển xuống dưới bằng tời và ròng rọc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Phân loại na vừa thu hoạch ngay tại nơi trồng, khu vực núi đá Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Na trồng trên núi sau khi thu hái được cho vào từng sọt to rồi được chuyển xuống núi bằng hệ thống tời và ròng rọc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Na đặc sản của huyện Chi Lăng có mẫu mã đẹp, quả to đều, tròn căng, vỏ bóng, mắt phớt hồng, cùi dày, ít hạt và có vị ngọt sắc. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phân loại sản phẩm na trước khi đóng vào thùng xốp bảo quản để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại cơ sở thu mua na Tình Lợi, thị trấn Đồng Bành, huyện Chi Lăng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Cơ sở thu mua na Tình Lợi ở thị trấn Đồng Bành, huyện Chi Lăng mỗi ngày thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 20 tấn quả. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)