img

LTS: Một Israel tươi đẹp, hiện đại đáng mến, một Jerusalem cổ kính, hoài niệm hiện lên rõ nét trong hành trình đầy cảm xúc của hai người Việt Nam lần đầu tiên đặt chân đến thánh địa. Anh Nguyễn Thuận, công tác trong lĩnh vực Phát triển, và chị Trang Thu, tiến sĩ Giáo dục, công tác tại Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ với Trí Thức Trẻ bài viết về chuyến đi tới vùng đất thánh của mình.

Khi tôi (Nguyễn Thuận) quyết định nghỉ không lương 1 tháng để đi Israel theo một học bổng ngắn hạn do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (MASHAV) - Bộ Ngoại giao Israel cấp, nhiều bạn bè người thân có vẻ e ngại. "Đánh nhau suốt ngày bên ấy thì sang làm gì?" là câu nói mà tôi được nghe thường xuyên trước khi lên đường đi Israel.

Sau hơn 10 tiếng đồng hồ bay từ Nội Bài (Việt Nam) sang quá cảnh tại sân bay quốc tế Sheremetyevo (Moscow, Nga), và thêm 4 tiếng bay nữa, tôi và người bạn đồng hành đã đặt chân xuống sân bay quốc tế Ben Gurion, thành phố Tel Aviv (Israel). Đây là một trong 05 sân bay tốt nhất Trung Đông, và là một trong 48 sân bay bận rộn nhất châu Á đón hơn 18 triệu lượt khách trong năm 2016.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 2.

Những bức tranh đậm màu sắc tôn giáo được vẽ trên tường như hứa hẹn sẽ đưa du khách lạc vào một đất nước huyền bí với nhiều điều thú vị chờ được khám phá. Sau khi nhập cảnh, chúng tôi được cấp một tấm thẻ với các thông tin liên quan đến việc lưu trú tại Israel cùng lời chào và nụ cười thân thiện:

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 4.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 5.

Haifa là thành phố cảng biển miền Bắc lớn thứ ba của Israel, với dân số khoảng 280,000 người. Từ trên đồi Carmel nhìn xuống, cả một khu đô thị sầm uất, hiện đại, được quy hoạch ngăn nắp hiện ra ngay trong tầm mắt, phía trước là màu xanh đặc trưng của biển Địa Trung Hải.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 6.

Tới Israel không thể không nhắc đến biển Chết, một hồ nước mặn có chiều dài khoảng 80km, diện tích 1.000km2, và là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 7.

Nước ở đây mặn gấp 10 lần nước biển thông thường. Nhờ vậy, con người có thể nổi tự do trên mặt nước. Du khách đến đây cũng không quên trét bùn khoáng khắp cơ thể sau khi ngâm mình dưới nước biển.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 8.

Sông Jordan, một dòng sông thiêng với nhiều truyền thuyết trong Kinh Thánh, dài 251km trải dài từ phía bắc sang phía nam xuyên qua biển hồ Galilee trước khi đổ ra biển Chết. Đây là con sông huyền thoại trong kinh thánh và xuất hiện trong nhiều bài hát đồng giao, thơ, ca của người Jordan và Israel. Cũng ở dòng sông này, tương truyền chúa Jesus đã được làm phép rửa tội. Ảnh: Beivushtang

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 9.

Biển hồ Galilee là một hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Israel với chu vi khoảng 53km, chiều dài khoảng 21km, chiều rộng khoảng 13km, và diện tích khoảng 166 km2. Nằm ở độ sâu 209m dưới mực nước biển, biển hồ Galilee được xem là hồ nước ngọt thấp nhất trên trái đất.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 10.

Một điểm đặc biệt ở Israel là các biển hiệu công cộng luôn được thể hiện bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Hebrew, tiếng Ả Rập, và tiếng Anh.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 11.

Càng ra xa trung tâm thành phố, càng thấy nhiều cánh đồng, nông trại trồng đủ loại cây củ quả trên đất sa mạc, với những hệ thống tưới tiêu hiện đại, và rất ít bóng dáng con người. Người Israel có một quyết tâm rất lớn: Bắt sa mạc nở hoa. Do vậy, không có gì lạ khi bắt gặp rất nhiều những khung cảnh tưởng chừng khó tin: Một bên là sa mạc cằn cỗi, một bên là nông trại xanh mướt màu cây cối, hoa trái.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 12.

Hoa quả người Israel thu hoạch từ những nông trại trên sa mạc được bày bán rất nhiều tại các khu chợ.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 13.

Biển Địa Trung Hải đẹp như miền cổ tích với những chiếc thuyền gỗ trôi lững lờ trên mặt nước ở khu du lịch thuộc thành phố Tiberias nằm bên bờ vịnh phía Đông của biển hồ Galilee.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 14.

Những con đường ngoằn nghèo dẫn đến cao nguyên Golan, khu vực chiến lược nằm dưới quyền kiểm soát của Israel kể từ sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Phía bên kia là biên giới Jordan.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 15.

Jerusalem là thánh địa của người Do Thái bởi theo truyền thuyết, đây chính là nơi vua David (vị vua thứ hai của Vương quốc Israel thống nhất) đặt nền móng đầu tiên để xây dựng thủ đô. Cũng chính ở nơi đây, Chúa Jesus được cho là đã bị đóng đinh lên cây Thánh giá.

Nằm bên trong Phố Cổ Jerusalem, Bức tường Than khóc (còn được biết đến với những cái tên như Bức tường phía Tây, Kotel) là địa điểm tôn giáo quan trọng và linh thiêng nhất của người Do Thái. Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 60,000 người trên khắp thế giới đến thăm viếng.

Sở dĩ, bức tường linh thiêng này có tên gọi đặc biệt như vậy là bởi người Do Thái từ cách đây 2000 năm đã đến đây để khóc thương cho số phận của dân tộc mình khi phải chịu nhiều tai ương trong suốt chiều dài lịch sử, thậm chí đã có lúc tưởng như bị diệt vong. Theo tài liệu được ghi nhận năm 2007, vào dịp lễ Tisha B'av có tới hơn 100 nghìn người Do Thái đến cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc trong một ngày.

Người ta tin rằng, những lời cầu nguyện của họ tại Bức tường Than khóc sẽ trở thành hiện thực bởi theo Kinh Thánh, đây chính là cánh cửa dẫn đến Thiên đàng, và nó mở ra cho những người cầu nguyện.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 16.

Tồn tại qua nhiều thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến liên miên nhằm giành giật vùng đất linh thiêng này, đến nay chỉ còn tồn tại một đoạn tường ngắn dài 488m, cao 32m, được tạo nên từ 46 lớp đá tảng nguyên khối chồng lên nhau, là nơi người Do Thái và khách hành hương tìm đến để được áp mặt vào tường cầu nguyện.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 17.

Du khách rửa tay trước khi vào Bức tường Than khóc.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 18.

Bức tường được chia làm hai khu vực riêng biệt cho phụ nữ và nam giới đến cầu nguyện. Những người hành hương đến đây thường đội một chiếc mũ nhỏ màu trắng, mặc áo choàng đen, và viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ với những ước nguyện của bản thân để nhét vào những kẻ hở trên bức tường đá.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 19.

Anh Nguyễn Thuận chụp ảnh kỷ niệm tại Bức tường Than Khóc cùng một người Do Thái theo nhóm Hassidi với trang phục đặc trưng gồm áo thụng dài và mũ đen.

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 20.

Ngày nay, Jerusalem trở thành vùng đất linh thiêng, là thánh địa chung của ba tôn giáo chính: Do Thái, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Jerusalem là một thành phố đặc biệt với dân số khoảng 898,617 người, chiếm khoảng 11% tổng dân số của Israel (số liệu năm 2017).

[PHOTO ESSAY] Hành trình tới thánh địa Jerusalem: Dưới chân bức tường Than Khóc - Ảnh 21.

Khu vực Thành Cổ được bao quanh bởi những bức tường đá, và được chia ra thành bốn khu vực sinh sống riêng biệt cho bốn nhóm sắc dân: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái, và Armenia. Năm 1982, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã công nhận Thành cổ Jerusalem là Di sản văn hóa thế giới.

Israel là một quốc gia ở Trung Đông, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải, với dân số khoảng 8.747.080 người, diện tích 20,770km². Trung tâm tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv và Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980, song chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem không được quốc tế công nhận.

Israel được biết đến như là một "quốc gia khởi nghiệp", là một nước phát triển với nhiều phát minh và sáng kiến đột phá phục vụ con người. Đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ công dân tốt nghiệp đại học cao nhất trên thế giới.

Theo thống kê, mỗi tháng chỉ có khoảng 40-50 visa được Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sang Israel công tác, học tập, làm ăn.

Ngày 06/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng quốc tế.

Nguyễn Thuận – Trang Thu
Nguyễn Thuận, Trang Thu, Beivushtang
Bạch Quả
Theo Trí Thức Trẻ12/2017