Cục Địa chất và Khoáng sản tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) phát hiện một vật thể lạ màu vàng sáng bóng dài 1,2m, nặng 31,55 tấn tại công trường thăm dò kho báu khoáng sản. Ngay sau đó, khu vực rộng 1.000ha đã bị phong tỏa gấp, 35 thành viên của Cục Địa chất và Khoáng sản tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngay lập tức tiến hành nghiên cứu.
Sau một thời gian kiểm tra, chuyên gia xác nhận tại khu vực này có một mỏ kho báu vàng rất lớn với tổng cộng 16 mỏ quặng, trữ lượng lên tới 50 tấn, mật độ vàng là 19,32 gram trên mỗi cm khối. Hơn nữa, các chuyên gia đã phải khoan 160 lỗ khoan, sâu 2.500m dưới lòng đất thì kho báu vàng mới lộ diện rõ.
Các mỏ vàng được tại Hà Nam (Trung Quốc) được chia làm hai loại: vàng đá và vàng sa khoáng. Sau nhiều năm khai thác, mỏ vàng sa khoáng hiện nay khá hiếm, mỏ vàng được phát hiện lần này ở Hà Nam là mỏ vàng đá. Việc khai thác vàng đá rất phức tạp và khó khăn. Sau khi khai thác một lượng lớn quặng, phải trải qua các bước như nghiền, sàng lọc và mài để trở thành các hạt nghiền mịn, sau đó sử dụng các phương pháp vật lý hoặc hóa học để chiết xuất vàng.
Thực tế, vàng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp hiện đại. Phổ biến nhất là mạ vàng trên bề mặt vật liệu kim loại, có thể tăng cường khả năng chống ăn mòn, tăng độ cứng của kim loại để chống mài mòn.
Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, vàng đặc biệt hữu ích. Vàng có độ dẻo, tính dẫn điện và nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn cao nên đã trở thành sự lựa chọn vật liệu tốt nhất cho các dây dẫn và điểm tiếp xúc khác nhau trong các sản phẩm điện tử. Dây liên kết trong chip cao cấp, dây kết nối chip silicon với chân cắm thường được làm bằng vàng.
Để đào sâu vào lòng đất tìm mỏ vàng, Trung Quốc đã phải thực hiện một loạt các phép tính phức tạp và sự hỗ trợ của máy móc để khai thác.
Cụ thể, Trung Quốc đã phải sử dụng công nghệ thuật toán để xây dựng bản đồ địa chất tương ứng và ứng dụng triệt để công nghệ deep learning để tính toán địa chất, phân tích các mỏ vàng. Hơn nữa, các công nghệ như Earth AI (chụp ảnh từ xa để phân tích các mỏ khoáng sản), công nghệ phân tích bằng AI cũng được ứng dụng triệt để.
Cùng với đó, công nghệ cảm biến kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo có thể thúc đẩy hoạt động thăm dò. Một khi mỏ vàng được phát hiện, công nghệ cũng có thể chuyển các nguồn lực từ giai đoạn khám phá sang giai đoạn tài nguyên, đến giai đoạn dự trữ và cuối cùng là giai đoạn xử lý. Theo các chuyên gia, khi kết hợp với các cảm biến, trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán cách tốt nhất để điều chỉnh các công thức xử lý phức tạp trong các mỏ vàng.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tích hợp các công nghệ gồm có hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ phát hiện địa hóa… trong thăm dò. Các công nghệ này được đưa vào sử dụng để đánh giá chính xác các loại khoáng sản từ việc phân tích nhiều yếu tố như nền tảng địa chất, đặc điểm trữ lượng khoáng sản và đặc điểm địa hóa.
Ngoài ra, để khai thác kho báu vàng, Trung Quốc đã sử dụng chiếc máy khoan hạng nặng, sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Nhờ đó, máy khoan này không chỉ để đào đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.
So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan, máy xúc không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.