Mặc dù trong năm qua, nền điện ảnh Việt đã có những bước đi đáng kể trong sự đầu tư về kịch bản cũng như về cách quay, bối cảnh, diễn viên… Ít ai có thể phủ nhận rằng phim điện ảnh Việt đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn, tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là năm qua không có phim điện ảnh dở.ải “trao giải” ngay cho bộ phim
“Nàng men chàng bóng”, thậm chí bộ phim này còn được gắn cho danh hiệu “siêu phẩm nhảm” ít ngày sau khi ra mắt. Lấy bối cảnh sông nước miền Tây, nội dung bộ phim kể về câu chuyện giữa hai nhân vật Út Chót (Đinh Ngọc Diệp) và Ẽo Ợt (Ngô Kiến Huy). Út Chót thuộc tuýp con gái “đàn ông” khi vô cùng mạnh mẽ và nam tính. Còn Ẽo Ợt lại là một cậu chàng “pê đê” đúng như tên gọi của mình, luôn hành động ẻo lả và có xu hướng giả gái.
Bộ phim khiến người ta đặt ra câu hỏi tại sao hai diễn viên không tồi lại chấp nhận đóng một "thảm hoạ" như vậy?
Trong một lần tình cờ gặp nhau, cặp đôi này đã trở thành đôi bạn gắn bó và trải qua những tình huống “dở khóc dở cười” cùng nhau. Tuy nhiên, đến cuối phim, cả hai bỗng dưng… hoá “trai thẳng gái thẳng” quay ra yêu nhau. Đây có thể nói là một kịch bản vô lý và nhảm nhất của phim điện ảnh Việt từ trước đến nay.
Nội dung phim cũng khai thác đề tài đồng tính nhưng lại theo một cái nhìn lệch lạc và mang nhiều phần kì thị. Mặc dù sở hữu một đạo diễn có nghề, bối cảnh đẹp, diễn viên không quá tồi nhưng những điểm yếu về kịch bản, lời thoại cẩu thả cùng nhịp phim tẻ nhạt đã khiến cho “Nàng men chàng bóng” đứng đầu trong danh sách thảm hoạ điện ảnh Việt 2012.
Đây chính xác là "thảm hoạ chúa" của năm 2012
Tiếp gót ngay sau đó là bộ phim “Hello cô Ba” của mùa phim Tết đầu năm nay. Có thể nói rằng cứ nhắc đến Hoài Linh, người ta sẽ nghĩ ngay tới những bộ phim hài nhảm và “Hello cô Ba” cũng không nằm ngoài số đó. Mặc dù đoạt danh thu phòng vé khá cao nhưng có thể nói rằng đây vẫn là một sự đi xuống của điện ảnh Việt bởi độ nhảm quá mức của nó.
"Hello cô Ba" gây cười kiểu rẻ tiền đã quá quen thuộc nhiều năm qua
Bộ phim bắt đầu bằng một tình huống oái oăm khi anh nông dân Tư Lặn (Hoài Linh đóng) bị té giếng trong lúc vô tình nhìn thấy Lành (Kim Thư đóng) đang tắm nude. Sau tình huống trớ trêu này, Tư Lặn bỗng nhiên sở hữu khả năng tiên đoán như thần những sự việc đã, đang và sẽ xảy ra. Nhưng quyền năng siêu phàm này đã gây cho anh bao cảnh dở khóc dở cười.
Dù có nhiều tên tuổi lớn đóng như Phước Sang, Phi Nhung... nhưng bộ phim vẫn thất bại
“Hello cô Ba” cố gắng gây cười bởi những cảnh phim nhảm như khi Hoài Linh hoá thân thành Marilyn Monroe, bạch tuộc Paul hay thậm chí là… nữ hoàng Ai Cập. Phim chủ yếu khai thác thế mạnh từ lời thoại hài nhảm và hình thể bên ngoài hơn là diễn xuất nên đã khiến bộ phim bị thiếu chất điện ảnh. Khán giả sẽ có cảm giác như được xem một vở hài kịch dài hoặc một bộ phim truyền hình hơn chứ không phải một tác phẩm với những “ngôn ngữ điện ảnh” bắt buộc phải có.
Một bộ phim khác có sự tham gia của Hoài Linh tiếp tục “ẵm giải” thảm hoạ là “Gia sư nữ quái”. Mặc dù sở hữu một dàn sao như Bảo Thy, Isaac (365), Trấn Thành, Chí Tài… nhưng mạch phim gấp gáp rời rạc, những chi tiết gây cười quá cũ cũng như chính sự đi vào lối mòn của đạo diễn Lê Bảo Trung đã khiến cho bộ phim đáng liệt vào hàng thảm hoạ.
Được đánh giá cao ở diễn xuất nhưng bộ phim vẫn bị đánh giá là tồi do kịch bản tệ
Bộ phim là câu chuyện kể về 2 chàng Minh (Isaac) và Trí (Trấn Thành) trong cuộc tồn tại giữa thành phố sau khi đậu đại học. Vì mưu sinh, họ đã gặp gỡ gia đình của đại ca giang hồ Huỳnh Tài (Chí Tài) và Minh trở thành gia sư của Huỳnh Mai (Bảo Thy). Quá trình đưa Huỳnh Mai từ một cô nàng ăn chơi lêu lổng phải "cải tà quy chánh” đã khiến cho Minh “sống không bằng chết”, từ đây nhiều tình huống dở khóc dở cười đã diễn ra.
Khán giả sẽ có cảm giác như bộ phim cứ trôi tuột đi mà không có điểm nhấn đặc biệt nào ngoài những tình huống gây cười. Một câu chuyện phim đơn giản, lối làm phim dễ dãi và cách kể chuyện đơn giản như thể một tiểu phẩm hài pha âm nhạc kéo dài 90 phút đã khiến cho những diễn xuất được đánh giá là khá của các diễn viên chính trở thành công cốc.
Isaac đã không thành công trong bộ phim điện ảnh đầu tiên
Trước đó, đạo diễn Lê Bảo Trung cũng đã nhiều lần bị “ném đá” bởi các siêu thảm hoạ như “Đẻ mướn”, “Võ lâm truyền kỳ”, “Nhật ký Bạch Tuyết”… Nếu còn tiếp tục phát huy “thành tích” này, không khó để nói rằng đây chính là vị đạo diễn “thảm hoạ” của điện ảnh Việt.
Cuối cùng, phải nhắc tới một bộ phim dù chưa từng được ra mắt nhưng vẫn bị gắn mác thảm hoạ bởi việc bị cấm chiếu tại Việt Nam. “Bẫy cấp 3” của đạo diễn Lê Văn Kiệt được mệnh danh là phim kinh dị đầu tiên dành cho giới trẻ nhưng có lẽ chính vì lẽ này mà nó đã vĩnh viễn không bao giờ được xuất hiện.
Bộ phim xoay quanh chuyện một học sinh vì hận cha mẹ lạnh nhạt, bạn bè coi thường, trong chuyến đi chơi với bốn bạn cùng lớp đã sắp đặt một chuỗi các sự kiện như những cái “bẫy” để lần lượt giết chết những người bạn cùng đi và hai người vô tội khác. Phim sở hữu nhiều cảnh “giường chiếu” nóng bỏng cũng như những phân đoạn kinh dị giết người man rợ vô nhân tính của nhân vật chính.
Cảnh nóng và bạo lực là nguyên nhân khiến bộ phim bị loại bỏ
Chính vì lẽ đó, “Bẫy cấp 3” bị đánh giá là không phù hợp với đạo đức, lối sống Việt Nam, đặc biệt là đối với lứa tuổi của học sinh, đối tượng chính của bộ phim. Bởi vậy, bộ phim kinh dị được coi là “theo đúng chất Mỹ” này đã thất bại ở khâu kiểm duyệt.
Trương Nam Thành chỉ biết khoe thân và "ăn cháo đá bát"?
Có thể nói đây là thảm hoạ không chỉ bởi nội dung kích động mà còn ở diễn viên khi đích thân vai nam chính Trương Nam Thành lên báo bày tỏ “sự may mắn” khi phim không được chiếu tại Việt Nam. Lý do chàng diễn viên trẻ này đưa ra là bởi có thể phim sẽ đánh mất đi hình tượng “sạch” của mình. Tuy nhiên phát biểu này của anh đã bị cư dân mạng ném đá dữ dội bởi họ cho rằng việc đóng phim là hoàn toàn tự nguyện và lời nói của Trương Nam Thành chỉ cho thấy rằng anh là một kẻ “ăn cháo đá bát” mà thôi.