Phi thuyền giống điếu xì gà của người ngoài hành tinh tới thăm dò Trái Đất?

Minh Kiên |

Các nhà thiên văn học từ Đại học Harvard cho rằng vật thể hình điếu xì gà ghé qua Hệ Mặt Trời của chúng ta vào năm ngoái rất có thể là phi thuyền của người ngoài hành tinh được cử xuống Trái Đất thể thăm dò.

Vật thể lạ có biệt danh “Oumuamua” (một thông điệp đến từ quá khứ xa xôi trong tiếng Hawaii) lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 10 năm 2017 bởi kính thiên văn Pan-STARRS 1 ở Hawaii.

Kể từ khi nhận ra sự xuất hiện của nó, các nhà khoa học đã rất đau đầu về các đặc điểm bất thường cũng như là nguồn gốc chính xác của vật thể lạ. Trước tiên các nhà nghiên cứu gọi nó là sao chổi, sau lại gọi là một tiểu hành tinh, họ tiếp tục tranh luận và thay đổi cho đến khi quy nó về một loại vật thể mới gọi là “vật thể liên sao”.

Phi thuyền giống điếu xì gà của người ngoài hành tinh tới thăm dò Trái Đất? - Ảnh 1.

Hiện tại, bài báo mới của các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian đang cho rằng có nhiều khả năng vật thể màu đỏ sẫm, dài gấp 10 lần chiều rộng của chính nó và di chuyển với tốc độ 196.000 dặm/giờ, có nguồn gốc nhân tạo.

Trong bài báo được trình lên tạp chí Astrophysical Journal Letters, họ viết : “Oumuamua có thể là một cuộc thăm dò toàn diện được một nền văn minh ngoài hành tinh gửi tới Trái Đất một cách có chủ ý”.

Học thuyết này dựa trên “sự tăng tốc thừa” của đối tượng, nói cách khác đó là sự tăng tốc bất ngờ của phi thuyền khi bay qua và cuối cùng thoát khỏi hệ mặt trời của chúng ta vào tháng 1 năm 2018.

“Cho rằng vật thể lạ có nguồn gốc nhân tạo, phải tính đến một khả năng đó là 'Oumuamua là một phi thuyền nhẹ, trôi nổi trong không gian giữa các vì sao như một mảnh vụn từ một thiết bị công nghệ tiên tiến”, tác giả của bài viết cho rằng vật thể này có thể được đẩy đi nhờ bức xạ của mặt trời.

Abraham Loeb, giáo sư và chủ tịch thiên văn học, cùng Shmuel Bialy, một học giả sau tiến sĩ, tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian, hai người viết bài báo trên, chỉ ra rằng những con tàu du hành nhẹ tương tự đã từng tồn tại trên Trái Đất.

“Các con tàu với kích thước tương tự đã được thiết kế và xây dựng bởi nền văn minh của chúng ta, bao gồm dự án IKAROS và Sáng kiến ​​Starshot. Chúng có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hóa giữa các hành tinh hoặc giữa các ngôi sao”.

Phi thuyền giống điếu xì gà của người ngoài hành tinh tới thăm dò Trái Đất? - Ảnh 2.

Hai tác giả của bài báo giả định rằng tốc độ cao và quỹ đạo bất thường của vật thể lạ có thể là do phi thuyền không còn hoạt động nữa.

“Điều này sẽ giải thích cho các điểm dị thường khác nhau của 'Oumuamua', chẳng hạn như hình dạng bất thường được lấy ra từ đường cong ánh sáng, sự phát xạ nhiệt thấp của vật thể, cho thấy độ phản xạ cao và độ lệch của nó với quỹ đạo Keplerian mà chẳng hề có bất cứ dấu hiệu nào của sao chổi hay mô men xoắn quay tròn”.

Phi thuyền giống điếu xì gà của người ngoài hành tinh tới thăm dò Trái Đất? - Ảnh 3.

Hình ảnh minh họa

“Oumuamua” là vật thể đầu tiên từng thấy trong hệ mặt trời của chúng ta, được biết là có nguồn gốc từ nơi khác. Ban đầu, các nhà thiên văn học cho rằng vệt sáng ngày càng yếu đi nhanh chóng là một sao chổi thông thường hoặc một tiểu hành tinh có nguồn gốc từ hệ mặt trời của chúng ta.

Sao chổi, đặc biệt, được biết là tăng tốc do một quá trình được gọi là “nhả khí”, trong đó mặt trời làm nóng lên bề mặt của sao chổi vốn băng giá, giải phóng khí nóng chảy. Nhưng 'Oumuamua không có “đầu của một sao chổi” hay không khí và bụi bao quanh sao chổi khi chúng tan chảy.

Nhiều kính thiên văn tập trung theo dõi vật thể trong ba đêm liền để xác định nó là gì trước khi vật thể lạ rời khỏi tầm mắt.

“Chúng tôi đã may mắn rằng kính thiên văn đã tìm kiếm đúng nơi vào đúng thời điểm để bắt được khoảnh khắc lịch sử này”, Giám đốc phòng vệ hành tinh NASA Lindley Johnson nói trong bài phát biểu hồi năm ngoái.

“Sự khám phá tình cờ này được thúc đẩy bởi những nỗ lực của NASA để tìm kiếm, theo dõi và mô tả các vật thể gần Trái Đất có khả năng gây ra mối đe dọa cho hành tinh của chúng ta”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại