"Phép màu trên sông Marne" khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I

Hoa Hướng Dương |

Một học giả từng ví: "Không có trận Marne, chắc hẳn sẽ không có Hitler; không có Horthy; không có Lenin; không có Stalin".

Được xem là trận chiến giải cứu lớn nhất và mang tính quyết định nhất trong lịch sử Thế chiến I, vì chính nhờ trận chiến này, Đế quốc Đức đã thất bại với sự sụp đổ của "Kế hoạch Schlieffen" (trong Thế chiến I).

Đế quốc Đức và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Schlieffen nước Pháp

Phép màu trên sông Marne khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I - Ảnh 1.

Thế chiến I và II là 2 cuộc chiến lớn nhất lịch sử. Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh Đế quốc Đức phải giành phần lớn quân lực cho mặt trận phía Đông nhằm đánh bại Đế quốc Nga, và mặc dù giành được những thắng lợi vang dội trong trận Tannenberg nổi tiếng, nhưng ở mặt trận phía Tây, liên quân giữa Anh và Pháp đã khiến Đức vỡ mộng!

Đó là cuộc chiến bẻ gãy cuộc tiến công của quân Đức vô cùng ngoạn mục và mang tính quyết định: trận chiến "Phép màu trên sông Marne".

Phép màu trên sông Marne khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I - Ảnh 2.

Joseph Joffre - Tổng tham mưu trưởng Pháp.

Trận chiến diễn ra trên sông Marne gần thủ đô Paris (Pháp) từ ngày 5/9 cho đến ngày 12/9/1914. Theo kế hoạch Schlieffen mà người Đức đã vạch ra để đi tới thắng lợi trong Thế chiến I, thì Đức sẽ đánh bại Pháp trong vòng 6 tuần.

Nhưng Đức đã không ngờ tới khả năng Anh sẽ tham chiến, đây chính là điều làm Đức bất ngờ. Khi Đức điều động các tập đoàn quân số 1, 2 và 3 thì Pháp cũng đối phó với lực lượng quân đoàn số 3, 6 và 9.

Cùng với sự hậu thuẫn rất lớn từ lực lượng quân viễn chinh Anh, liên minh Anh - Pháp đã làm nên "phép màu" trên sông Marne.

Bất lợi ở mặt trận phía Đông giúp liên quân Anh - Pháp phản công

Sau khi Tổng động viên toàn quốc, Đức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới I với sức mạnh vượt trội. Do đó, Đức không ngần ngại tuyên chiến với Đế quốc Nga rộng lớn ở mặt trận phía Đông, một thế lực mà Đức xem là kẻ thù nguy hiểm nhất.

Đồng thời ở mặt trận phía Tây, quân Đức tràn vào lãnh thổ nước Pháp. một ngày sau, ngày 3/8/14 Đức tuyên chiến với Pháp. Nửa đêm một ngày sau đó, Đức bị bất ngờ với sự tham chiến của Đế quốc Anh (lấy cớ Đức tấn công Bỉ).

Điều này nằm ngoài kế hoạch đã vạch sẵn và trở thành yếu tố bất lợi cho quân đội Đức. Tuy nhiên bất lợi này cũng không ngăn cản được sức mạnh của Đức khi họ liên tục dành chiến thắng trước Pháp.

Pháp liên tục rút lui và chịu tổn thất nặng nề tưởng chừng như thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian khi phải rút khỏi Paris, nhưng ở mặt trận phía Đông, sự công kích mãnh liệt của Nga khiến Đức phải chia bớt lực lượng từ mặt trận phía Tây sang Đông.

Đây cũng là một phần lý do khiến Đức thất bại ở mặt trận phía Tây.

Nhận thấy thời cơ phản công khi quân Đức đã suy yếu rất nhiều, không đủ quân số để tấn công trực diện Paris khiến Đức phải thay đổi chiến thuật: Chia làm 2 nhánh quân để tấn công Pháp bằng đường vòng.

Sai lầm lớn ở đây là 2 cánh quân này đã để lộ một khoảng trống quá lớn khiến 2 cánh quân không thể hỗ trợ nhau kịp thời (xa hơn 50 km). Chính sai lầm chết người này đã được Pháp và Anh tận dụng triệt để.

Phản công và thắng lợi vang dội của liên quân Pháp - Anh

Phép màu trên sông Marne khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I - Ảnh 3.

Sự phản công mang lại thắng lợi. Ảnh minh họa.

Ngày 4/9/1914, chớp thời cơ, thống soái Pháp là Joffre quyết định ra lệnh tấn công. Một ngày sau đó, trận Marne diễn ra.

Dù nhỉnh hơn quân số của cả Pháp và Anh công lại, nhưng Đức không thể tránh khỏi thất bại vì 2 cánh quân gần như mất liên lạc. Đức liên tục phải rút lui và chính trận chiến lịch sử này đã dẫn tới sự bế tắc cho những bên tham chiến.

Sự giằng co kéo dài đã mở ra một cuộc chiến mới dai dẳng suốt quãng thời gian sau đó: Chiến tranh chiến hào.

Đoàn hùng binh của Đức đã bị thất bại, đồng nghĩa với sự sụp đổ của kế hoạch Schlieffen. Tổng tham mưu Đức Moltke gửi báo cáo về Hoàng đế Đức (là Wilhelm II) với nội dung: "Muôn tâu Bệ hạ, chúng ta đã thua cuộc chiến này". Sau đó ông cũng bị cách chức.

Phép màu trên sông Marne khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I - Ảnh 4.

"Phép màu trên sông Marne".

Thắng lợi vang dội trên sông Marne được người Pháp ví như một phép màu khi mà họ đã sắp thua cuộc, nếu không có sự công kích của Nga ở mặt trận phía Đông, có lẽ Pháp đã thua cuộc.

Tổng tham mưu trưởng Pháp là Joseph Joffre, vị tướng soái Pháp đầu tiên đánh bại Quân đội Đức trong thế kỷ 20 (trở thành người anh hùng của nước Pháp, vị "Quốc phụ" giải cứu đất nước).

Ông còn được người Pháp tung hô và xếp ngang hàng với Hoàng đế Napoléon Bonaparte. Đối với người Đức, mối nhục này gần như bị ém nhẹm khi người dân Đức chỉ được biết tới những chiến thắng ở mặt trận Phía Đông.

Phép màu trên sông Marne khiến Đức thảm bại ở Thế chiến I - Ảnh 5.

Chiến thắng lịch sử được ví như phép màu. Ảnh Internet.

Nhiều người gọi trận này là "vở kịch Marne" mà những nhà cầm quyền đã diễn để che giấu thất bại ở mặt trận phía Tây.

Trong cuốn sách "The Marne, 1914: The Opening of World War I and the Battle That Changed the World" của Holgar H. Hedwig đánh giá:

"Không có trận Marne, các địa danh như Passchendaele, Somme, Verdun, Ypres sẽ không vang vọng đến chúng ta như vậy. Không có trận Marne, chắc hẳn sẽ không có Hitler; không có Horthy; không có Lenin; không có Stalin".

Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại