Phát xít Đức đau đớn dính "cú lừa thế kỷ", để xổng mất hơn 30.000 lính Mỹ

Mỹ Huyền |

Trong Thế chiến II, quân đội Mỹ đã thành lập một lực lượng tối mật với mục đích: Sáng tạo nhiều nhất có thể và đánh lừa quân phát xít "đau" nhất có thể.

Đêm Giáng sinh năm 1943, khi quân đội Mỹ đang bận rộn lên kế hoạch cho chiến dịch D-Day, trận chiến đánh dấu bước ngoặt của Thế chiến II, những tướng lĩnh quân sự muốn truyền các thông tin sai lệch định kỳ đến quân đội Đức.

Nếu họ có thể thuyết phục quân phát xít rằng các lực lượng đồng minh đang ở vị trí mà họ không có ở đó, hoặc các cuộc tiến công sẽ xảy ra tại địa điểm khác, phe đồng minh sẽ giữ được vô số sinh mạng.

Thay vì sử dụng những chiến thuật quân sự thuần túy, quân đội Mỹ đã quyết định thực hiện làm khác đi bằng việc thành lập Lực lượng chủ chốt đặc biệt 23rd hay còn gọi là "Đội quân ma".

Phát xít Đức đau đớn dính cú lừa thế kỷ, để xổng mất hơn 30.000 lính Mỹ - Ảnh 1.

Đơn vị quân sự độc đáo này có mục tiêu duy nhất là lừa gạt trong thời gian diễn ra chiến tranh. Họ đã tuyển dụng hơn 1000 họa sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên âm thanh, chuyên viên quảng cáo và các chuyên gia thuộc nhiều thể loại sáng tạo khác nhau.

Sau khi được đào tạo tại Trại Forrest ở Tennessee, đội quân này nhanh chóng được chuyển đến Anh, nơi họ sẽ hành quân sang Pháp để tham dự vào những kế hoạch đầu tiên của chiến dịch D-Day. Cuộc đổ bộ đầu tiên của Đội quân ma lên bãi biển Omaha diễn ra ngày 14/6/1944 và chỉ có vỏn vẹn 15 người.

Hơn hai tháng tiếp đó, phần còn lại của lực lượng đến Pháp và bắt tay thực hiện những kế sách lừa đảo của mình, từ việc tạo một sân bay giả với tất cả thiết bị đều là giả, đến việc một binh lính say rượu "vô tình" tiết lộ thông tin chiến dịch trong quán bar.

Phát xít Đức đau đớn dính cú lừa thế kỷ, để xổng mất hơn 30.000 lính Mỹ - Ảnh 2.

Phi vụ lớn đầu tiên của họ có tên là Chiến dịch Con voi. Những nghệ sĩ đã ngụy trang thành Sư đoàn thiết giáp số 2 của quân đội Mỹ.

Những bộ óc sáng tạo của Đội quân ma tạo ra âm thanh của một đội quân thực sự và phát qua một cái loa khổng lồ và trên cả radio.

Họ sử dụng mô hình xe tăng, xe jeep, máy bay bơm hơi và tất nhiên là cả kỹ thuật diễn xuất của các diễn viên.

Mục đích của họ là khiến các chỉ huy cao cấp của Đức tin rằng có một đội quân 30.000 người đang có mặt tại vị trí đó, trong khi Sư đoàn thiết giáp số 2 âm thầm tiến vào trận chiến. Kết quả, họ thành công.

Phát xít Đức đau đớn dính cú lừa thế kỷ, để xổng mất hơn 30.000 lính Mỹ - Ảnh 3.

Tuy nhiên, hệ quả của việc lừa đảo trên lãnh thổ quân địch không êm ái chút nào. Nhiều khi, họ rơi vào vòng nguy hiểm và phải chịu các thương vong, mặc dù rất ít, và sẽ rất khủng khiếp nếu đó là những binh đoàn thực sự.

Cái giá đắt nhất xảy đến mùa xuân năm 1945, khi lực lượng này thu hút hỏa lực của pháo binh Đức. Hậu quả là 2 người chết và 15 người khác bị thương.

Với các cuộc chiến hiện đại và công nghệ vệ tinh, những kế sách như trên dường như bất khả thi để thực hiện ngày nay.

Nhưng giáo sư mỹ thuật Yuri Cataldo cho rằng những mánh khóe này vẫn có thể hiệu quả. Các chuyên gia máy tính và tin tặc vẫn cần pha sự sáng tạo vào các hoạt động của mình.

Giáo sư Cataldo cho rằng: "Trên chiến trường hiện đại, vẫn còn nhu cầu ngụy trang, trinh sát và gây nhầm lẫn cho đối phương".

Ngày nay, điều này đòi hỏi những đối tượng giả trong rất thực với âm thanh thực,tạo ra những câu chuyện tin tức giả và cách để tác động vào quân địch bằng thông tin liên lạc giữa những người cùng phe, giống như Đội quân ma làm trong Thế chiến II.

Trong suốt cuộc chiến, Đội quân ma đã tham gia vào 20 phi vụ quan trọng và giúp giữ mạng sống cho khoảng 10.000 – 30.000 người.

Mặc dù hành động anh hùng của họ góp phần vào chiến thắng phát xít, như những người lính này bị cấm tiết lộ về nhiệm vụ tuyệt mật của mình cho đến tận khi tài liệu cuối cùng về họ được giải mã năm 1996.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại