Nó cho phép các nhà khoa học quan sát được các tế bào thần kinh tương tác với nhau hoặc các netrino va chạm với vật chất.
Với tốc độ chụp lên đến 100 tỉ khung hình một giây, chiếc máy ảnh có thể bắt được hình ảnh chùm xung lade phát ra theo hình nón, tương tự như khi máy bay phá vỡ bức tường âm thanh.
Theo tiến sĩ Jinyang Liang tại phòng thí nghiệm quang học, Đại học Washington, bạn có thể tưởng tượng rằng nguồn sáng lade giống như một máy bay siêu thanh và mọi thứ bị kéo theo phía sau. Thay vì tạo ra âm thanh, họ tạo các tập sóng tán xạ.
Máy bay siêu thanh tạo ra một nón Mach khi nó vượt qua tốc độ âm thanh, Mach 1. Vì nguồn gốc của tiếng động là động cơ máy bay di chuyển nhanh hơn bản thân âm thanh được sinh ra, sóng âm thanh bị nén lại và tản ra theo hình nón phía sau máy bay. Điều tương tự có thể xảy ra với ánh sáng.
Sử dụng một hệ thống thí nghiệm đặc biệt, họ chiếu tia lade vào trong ống thí nghiệm. Vì sự khác biệt về vật liệu trong buồng thí nghiệm, tia sáng di chuyển với các vận tốc khác nhau.
Họ sử dụng một máy ảnh đặc biệt được cải tiến từ máy ảnh với cảm biến CCD thông thường để có thể quan sát được hiện tượng ở góc độ tốt hơn bình thường. Sử dụng các bộ lọc được đánh mã và máy tính để xây dựng lại bộ hình ảnh thu được, các nhà khoa học có thể dựng lại hình ảnh ba chiều.
Trong khi các kĩ thuật chụp ảnh hiện nay chỉ cho phép họ quan sát cận cảnh các tế bào thần kinh khi hoạt động hoặc mạng lưới chung chung. Phương pháp chụp ảnh mới cho phép các nhà khoa học đồng thời quan sát được cả một vùng rộng lớn và chi tiết từng phần một cách rõ ràng.
Theo Spectrum.