Theo Astrophysical Journal, vụ nổ xuất phát từ hố đen trong cụm thiên hà Ophiuchus cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng. Ophiuchus gồm hàng nghìn ngân hà với một thiên hà lớn ở trung tâm chứa hố đen khổng lồ.
Vụ nổ lớn gấp 5 lần so so với kỷ lục trước đó, tạo ra vết lõm khổng lồ có thể chứa 15 dải ngân hà.
Simona Giacintucci thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân ở Washington, tác giả chính của nghiên cứu mô tả vụ nổ là phiên bản thiên văn của vụ phun trào núi lửa, xé toạc đỉnh St Helens năm 1980.
Những nghi vấn đầu tiên về vụ nổ xuất hiện vào năm 2016. Hình ảnh ghi lại từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA về cụm thiên hà Ophiuchus cho thấy một cạnh cong bất thường.
Chandra kết hợp với các dữ liệu từ kính viễn vọng ở Australia và Ấn Độ sau đó xác nhận rằng phần cong này là một phần của lỗ đen khổng lồ.
"Đây là điểm mấu chốt cho chúng ta thấy một vụ phun trào kích thước lớn từng xảy ra tại đây", ông Maxim Markevitch tới từ Trung Tâm không gian bay Goddard của NASA cho biết.
Vụ nổ được cho là đã kết thúc, không có dấu hiệu còn sót tia nào bắn ra từ hố đen. Nhóm nghiên cứu cho biết họ cần quan sát nhiều hơn ở các bước sóng khác để tìm hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra.
Video: Bí ẩn hồ trữ nước lớn nhất vũ trụ trôi nổi quanh chuẩn tinh xa xôi
Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ