Phát hiện rợn người dưới mảnh đất ngàn năm không mọc nổi một ngọn cỏ chấn động giới khảo cổ học Trung Quốc

Phạm Trang |

Mảnh đất trong ngôi làng nhỏ tại Thiểm Tây, Trung Quốc này đã giấu trong mình bí ẩn kinh hoàng gì?

Có một ngôi làng nhỏ ở Thiểm Tây với tên gọi làng Nam Chỉ Huy. Nơi đây có một mảnh đất vô cùng kỳ lạ, cả ngàn năm nay không mọc một ngọn cỏ, không một bóng chim lạc qua. Người dân trong làng đều cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng cũng không ai dám động đến mảnh đất này. Người xưa vẫn tương truyền rằng mảnh đất này chắc chắn bị trúng tà, giáng lời nguyền.

Sau đó, một nhà khảo cổ học đi ngang qua nơi này, nghe được những lời đồn đoán trong làng. Với sự nhạy cảm của một người làm khảo cổ, ông cảm nhận được dưới mảnh đất này chắc chắn có huyền cơ. Cho nên, ông liền đưa người tới tiến hành khai quật.

Phát hiện rợn người dưới mảnh đất ngàn năm không mọc nổi một ngọn cỏ chấn động giới khảo cổ học Trung Quốc - Ảnh 1.

Mộ địa vừa mở ra khiến ai nấy đều không khỏi sững sờ. Những bộ hài cốt dày đặc tầng tầng lớp lớp xếp cùng một chỗ. Tư thế đau khổ, bộ dạng dữ tợn, nhìn qua thậm chí còn tưởng tượng ra cảnh những hài cốt này mắt đang trợn trừng trắng dã.

Thoạt nhìn thì có vẻ họ đang tức giận nhưng khi nhìn kỹ lại, có lẽ đó là dáng vẻ vật vã đau đớn của họ trước khi chết.

Đây chính là ngôi mộ có số lượng người tuẫn táng lớn nhất Trung Quốc - Đại mộ số 1 của Tần Cảnh Công. Nơi đây chôn vùi vô vàn vật, tượng người, tượng ngựa cùng 186 mạng người.

Phát hiện rợn người dưới mảnh đất ngàn năm không mọc nổi một ngọn cỏ chấn động giới khảo cổ học Trung Quốc - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia khảo cổ học, chủ nhân của lăng mộ này là Tần Cảnh Tông nước Tần, từng là quốc vương của nước Tần thời Xuân Thu, Chiến Quốc

Lúc bấy giờ, nước Tần còn là một quốc gia nhỏ ở phía Tây xa xôi. Một đất nước yếu ớt tại nơi hẻo lánh như vậy đương nhiên bị chư hầu nhiều nước coi thường, coi như đất nước “man di”. Tổ tiên nước Tần vì có công nuôi ngựa nên trở thành đất nước phụ thuộc vào nước Chu. Sau này, Tần Tương Công có công hộ tống hoàng đế nhà Chu nên được phong làm chư hầu vương.

Các nhà khảo cổ học đương nhiên biết rõ giai đoạn lịch sử này, nhưng bọn họ muốn thông qua quá trình khai quật lăng mộ tìm hiểu rõ hơn về lịch sử nhà Tần.

Ví dụ như nước Tần làm thế nào từ Cam Túc về đến Hàm Dương. Họ cho rằng chỉ khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng là chưa đủ. Họ còn phải tìm ra nhiều hơn các đại lăng mộ của quý tộc nhà Tần thế hệ Linh Sơn ở Bửu Kê.

Phát hiện rợn người dưới mảnh đất ngàn năm không mọc nổi một ngọn cỏ chấn động giới khảo cổ học Trung Quốc - Ảnh 3.

Sau khi lăng mộ Tần Công được khai quật, các nhà khảo cổ học vô cùng phấn khởi. Không phải vì phát hiện được 186 bộ xương mà là do phát hiện được nhiều di sản văn hóa quý giá chưa từng thấy ở dưới lăng mộ. Mộ của Tần Công chính là ngôi mộ có nhiều người bị tuẫn táng nhất trong những lăng mộ đã được khai quật tại Trung Quốc từ trước đến nay.

Dựa vào số lượng nô lệ đã được dùng để tuẫn táng cũng như quan tài tráng lệ mà ông sử dụng đã bóc trần tham vọng của vua nước Tần. Làm chư hầu vương của một nước nhỏ không thể khiến hắn hài lòng, cho nên hắn dùng cách thức mà những vị hoàng đế sau này không bao giờ làm được xây dựng lăng mộ cho riêng mình.

Tâm nguyện khi còn sống không thể thực hiện, chết còn mang theo. Quốc vương nước Tần tham vọng lớn đến vậy, chẳng trách con cháu dã tâm bừng bừng, cuối cùng thống nhất thiên hạ.

Nguồn: KKnews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại