Tạp chí Science News ngày 18-2 cho biết hố đen kể trên được đặt tên là J0313-1806, hình thành từ khi vũ trụ mới 670 triệu năm tuổi. "Tuổi thọ" của nó già hơn 20 triệu tuổi so với hố đen cổ xưa nhất từng được biết đến.
Phát hiện ra một hố đen khổng lồ như vậy được xem là bước đột phá đối với nền thiên văn học hiện đại. Phát hiện này được công bố ngày 12-1 tại cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ (AAS) và đã xuất bản trên trang arXiv.org ngày 8-1.
Ảnh minh họa. Ảnh: NOIRLAB
Các hố đen khổng lồ được cho là phát triển từ các hố đen nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhà thiên văn học Feige Wang, Trường ĐH Arizona (Mỹ), cho rằng J0313-1806 lúc hình thành đã có trọng lượng gấp 10.000 Mặt trời để có thể phát triển thành hố đen "siêu khủng" như bây giờ. Trong khi đó, việc các ngôi sao bị loại bỏ chỉ tạo ra các hố đen có trọng lượng gấp vài ngàn lần Mặt trời.
Một diễn biến khác, các nhà thiên văn học đã sử dụng siêu máy tính để xây dựng lại một thiên hà lùn cổ xưa. Theo Sci-News ngày 18-2, họ tính toán khối lượng ban đầu và kích thước của một thiên hà lùn bị chia cắt sau vụ va chạm với thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta cách đây vài tỉ năm.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 10 thiên hà lùn ở quỹ đạo xoay quanh thiên hà của chúng ta.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng siêu máy tính để xây dựng lại thiên hà lùn cổ xưa. Ảnh: Sci-News
Năm 2006, hai nhóm nhà thiên văn học độc lập đã phát hiện ra một dòng tinh tú mới khi xem xét chòm sao Nhân Mã (Sagittarius). Nó là kết quả từ sự "gián đoạn thủy triều" của cùng một thiên hà lùn.
Các nhà thiên văn học ước tính tổng trọng lượng của thiên hà lùn kể trên gấp 2x107 lần Mặt trời. Mặc dù vậy, chỉ có gần 1% trọng lượng đó được tạo thành từ vật chất thông thường giống như các ngôi sao.
Nghiên cứu mới này được xuất bản trên tạp chí Astrophysical.