Phát hiện nhôm xung quanh một ngôi sao mới nhờ kính viễn vọng ALMA

Lê Hà |

Nắm được hiểu biết về quá trình hình thành các vật thể rắn ban đầu này là bước nền tảng để hiểu được toàn bộ quá trình sau đó.

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, một nhóm nghiên cứu khoa học vừa công bố lần đầu tiên tìm thấy phân tử có chứa nhôm xung quanh một ngôi sao trẻ nhờ vào những ăngten của siêu kính viễn vọng ALMA - trạm quan sát không gian đặt tại hoang mạc Atacama , phía Bắc Chile.

Dấu vết của nhôm từng được tìm thấy trong các thiên thạch được coi là một trong những vật thể rắn có tuổi đời lâu nhất trong Hệ Mặt Trời, nhưng tới nay giới khoa học vẫn chưa liên hệ được quá trình hình thành và tiến triển của chúng với các quá trình hình thành của hành tinh và sao.

Trong một kết luận được trích đăng trên tạp chí chuyên đề vật lý vũ trụ “The Astrophysical Journal Lettersel,” nhóm nghiên cứu làm việc tại ALMA khẳng định “chính vì vậy, phát hiện này là một cơ hội lớn để nghiên cứu quá trình hình thành ban đầu của các thiên thạch và các hành tinh như Trái Đất.”

Văn bản này giải thích rằng các ngôi sao được bao quanh bởi các đĩa khí, và một phần trong số đó sẽ “đông đặc” lại và hình hành các hạt bụi vũ trụ mà theo thời gian sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành các vật thể lớn hơn, từ thiên thạch, bán hành tinh và cuối cùng là các hành tinh.

Nắm được hiểu biết về quá trình hình thành các vật thể rắn ban đầu này là bước nền tảng để hiểu được toàn bộ quá trình sau đó.

Giáo sư Shogo Tachibana, thuộc Đại học Tokyo và Cơ quan Thăm dò Không gian Nhật Bản (JAXA), cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu thu thập được qua siêu kính viễn vọng tại ALMA về ngôi sao non khổng lồ mang ký hiệu Orion KL Source I và phát hiện những phát xạ đặc trưng của phân tử ôxít nhôm.

Giáo sư Tachibana cho biết: “ Ôxít nhôm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các vật chất cổ xưa nhất của Hệ Mặt Trời. Phát hiện của chúng tôi sẽ giúp hiểu được sự tiến hóa của vật chất trong thời kỳ khởi đầu của Hệ Mặt Trời.”

Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát thêm các sao non khác để tìm kiếm sự hiện diện của ôxít nhôm.

Với việc phối hợp các kết quả quan sát này với những dữ liệu thu được từ các thiên thạch và mẫu vật từ các nhiệm vụ ngoài không gian như Hayabusa 2 của JAXA , Giáo sư Tachinaba tin tưởng sẽ có được thông tin cơ bản về việc hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời và các hệ hành tinh khác./.

theo VietNam+

Xem tin tức nóng nhất, đọc báo nhanh nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên