Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở "hố đen tử thần"

Hoa Hướng Dương |

Tại buổi họp báo ngày 26/08 mới đây, nhà cổ sinh vật học Blaine Schubert đã công bố những kết quả sau thời gian dài nghiên cứu.

Năm 2007, các thợ lặn đã phát hiện ra một hang động ngầm (được gọi là Hoyo Negro - Hố đen) rộng tới 60 m bên dưới khu vực phía bắc thành phố Tulum, phía đông bán đảo Yucatan (Mexico).

Bộ xương tổ tiên của người châu Mỹ

Tại đó nhóm thợ lặn đã phát hiện ra một bộ xương của một cô gái (được đặt tên là Naia, tên nữ thần nước trong thần thoại Hy Lạp) và rất nhiều xương hóa thạch của động vật kỷ Băng hà.

Sau đó, Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã tổ chức họp báo và công bố hóa thạch phát hiện có niên đại trên 12.000 năm và là hóa thạch cổ nhất được phát hiện ở châu Mỹ..

Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 1.

Vị trí phát hiện bộ xương. Ảnh Archaeology magazine.

Bộ xương cô gái được xác định là khoảng 15 đến 16 tuổi, cao khoảng 1,5 m, nặng khoảng 50 kg, gốc châu Á và nguyên nhân cái chết được cho là bị đói và khát với một chân bị gãy.

Hang động này khi đó được giả thuyết rằng chưa bị nước bao phủ do băng tan, động vật thời kỷ Băng hà và cả con người có thể đã bị mắc kẹt tại hang động này, tạo nên một nghĩa địa của các sinh vật thời kỷ Băng hà.

Nhà nhân chủng học Deborah Bolnick đến từ Đại học Texas sau khi phân tích DNA từ hóa thạch đã cho rằng cô gái chính là tổ tiên của người châu Mỹ hiện nay nhờ đặc điểm di truyền đặc trưng nhóm haplogroup D1.

Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 2.

Bộ xương cô gái được tìm thấy. Ảnh Calit2.

Từ đó, giải thích về sự xuất hiện của người châu Mỹ tại Tân thế giới và xác nhận giả thuyết di cư từ vùng Siberia sang châu Mỹ qua eo biển Bering.

Bên cạnh bộ xương của cô gái là những bộ xương của hơn 15 loài động vật đã tuyệt chủng sống từ Thế Canh Tân Pleistocen như hổ răng kiếm, lười đât khổng lồ, sư tử núi, heo vòi, gấu mặt ngắn, voi răng mấu...

Việc khám phá lại hang động dưới nước và các kết quả mới

Tại buổi họp mặt thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học về Động vật có xương sống tổ chức tại Calgary, Alberta (Canada) ngày 26/08/2017.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Blaine Schubert đã công bố những phát hiện sau nhiều năm nghiên cứu và khám phá những gì còn sót lại tại hang động này.

Phát hiện nhiều xương sinh vật cổ đại bí ẩn và cô gái 12.000 năm tuổi ở hố đen tử thần - Ảnh 3.

Nhóm thợ lặn khám phá "hố đen tử thần". Ảnh Earth Chronicles.

Ông cho biết nguồn nước nghèo oxy đã giúp những bộ xương này được bảo quản rất hoàn hảo sau 13.000 năm, thậm chí nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra 28 bộ xương gần như nguyên vẹn.

Ngoài việc phát hiện bộ xương Naia được cho là tổ tiên của người châu Mỹ ngày nay thì Schubert cho rằng khám phá ra bộ xương gấu mặt ngắn cũng là điều quan trọng không kém vì đây là bộ xương hoàn hảo nhất tại hang động này, từ đó cho phép phục dựng một cách chính xác nhất.

Hơn nữa, việc phát hiện ra loài gấu mặt ngắn (vốn được xem là sinh vật chỉ có ở Nam Mỹ) tại đây còn là bằng chứng quan trọng chỉ ra sự di cư của các động vật tiền sử qua eo đất hẹp để từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ.

Ngoài ra, còn có những loài mới như Arctotherium wingei (có quan hệ với gấu mặt ngắn Andes ngày nay) hay xương của một sinh vật giống với sói đồng cỏ hiện đại.

"Những hóa thạch gìn giữ thì rất nhiều, cho phép chúng tôi có thể tái dựng lại nhiều khía cạnh về mặt giải phẫu học, quan hệ tiến hóa và cả tập tính". Tiến sĩ Blaine Schubert của đại học bang East Tennessee cho hay.

"Mật độ của chúng đưa lại cho chúng tôi một bức tranh mới lạ về khu vực này vào giữa thời kỳ thay đổi khí hậu và môi trường diễn ra rất nhanh".

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail.co.uk, Sciencedaily.com, Nationalgeographic.com, Earth-chronicles.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại