Nhóm nghiên cứu gồm 33 nhà khoa học đến từ 8 quốc gia khác nhau, đã phân tích các dữ liệu vệ tinh được lưu trữ trong hơn 3 thập kỷ qua.
Họ nhận thấy,1/4 diện tích Trái Đất đã trải qua quá trình tự làm xanh đáng kể, nhờ vào sự phát triển của cây xanh.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy bề mặt Trái Đất xanh hơn nhờ khí thải CO2.
Những vùng trên thế giới từng bị đóng băng, cằn cỗi, sa mạc cát bây giờ đã được bao phủ bằng lá cây. Điều đó cho thấy khí thải carbon làm phủ xanh khu vực rộng gấp đôi lục địa nước Mỹ trong giai đoạn 1982-2009.
Rừng cây sum suê, cánh đồng xanh tốt nghe tưởng chừng là tốt nhưng lại làm biến đổi cảnh quan và gây những hậu quả khó lường trước.
Theo nhà nghiên cứu Zaichun Zhu thuộc trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc): Cây xanh có thể làm thay đổi chu kỳ của nước và carbon trong miền khí hậu.
Cây xanh che phủ 32% bề mặt Trái Đất. Toàn bộ cây xanh đều dùng carbon dioxide và ánh sáng để tạo thành đường sử dụng trong quá trình phát triển. Quá trình này gọi là quang hợp.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng: carbon dioxide thúc đẩy cây tăng trưởng bằng cách tăng tỷ lệ quang hợp.
Cây xanh.
Các nghiên cứu khác cho thấy, cây xanh là nguồn chính hấp thụ carbon dioxide trong không khí. Các hoạt động của con người, như:
Lái xe ô tô, đốt than làm năng lượng... mỗi năm thải ra 10 tỷ tấn carbon dioxide bằng 1/2 trữ lượng trong cây xanh.
Cuộc nghiên cứu do ông Zaichun Zhu đứng đầu không cho thấy mối liên quan giữa màu xanh và carbon lưu trữ trong cây.
Các cuộc nghiên cứu khác cho thấy carbon chìm trong đất tăng lên kể từ những năm 1980 hoàn toàn hợp lý với tình trạng Trái Đất màu xanh.
Tuy nhiên, chưa rõ màu xanh thấy được qua dữ liệu vệ tinh mấy năm gần đây có phải do lượng CO2 cao trong không khi (đang ở mức cao nhất trong 500.000 năm qua).
Mưa, nắng, khí nitơ trong đất và đất bị thay đổi mục đích sử dụng cũng ảnh hưởng tích cực đến cây xanh.
Để tìm nguyên nhân cây xanh ngày càng nhiều lên, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã phân tích dữ liệu đo phổ hình ảnh độ phân giải trung bình của NASA, các thiết bị đo radio đại dương và khí quyển độ phân giải cực cao.
Sau đó, họ tạo ra mô hình toán học và mô phỏng bằng máy tính để loại trừ từng khả năng làm cho hành tinh xanh hơn.
Hình minh họa
So sánh mô hình với dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: cây xanh sử dụng khoảng 70% khí thải carbon dioxide trong không khí.
Trái Đất xanh hơn tỷ lệ thuận với lượng khí CO2 tăng lên. Thực vật có khả năng thích ứng với lượng khí thải CO2 trong không khí.
Nguyên tố tiếp sau là nitơ, chiếm 9%. Cho nên các nhà nghiên cứu nhận thấy CO2 có vai trò rất to lớn trong quá trình này.
Có nhiều cây xanh hơn tưởng chừng là tốt, nhưng khí thải CO2 vươt mức cho phép cũng gây ra nhiều nỗi lo ngại, như Trái Đất nóng lên, sông băng tan, nước biển dâng lên và thiên tai nhiều hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, cây xanh cũng có khả năng thích nghi tốt. Chúng ta có thể tác động làm giảm khí thải carbon dioxide.
Nguồn: Live Science, BBC