Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Swiss Journal of Palaeontology, sinh vật vừa được tìm thấy một loài mực ma cà rồng cổ đại chưa từng được biết đến, vừa được đặt tên là Simoniteuthis michaelyi.
Không chỉ đặc biệt có giá trị vì là một loài mới, hóa thạch Simoniteuthis michaelyi còn là báu vật cổ sinh vật học ở độ bảo tồn đáng ngạc nhiên.
Ngoài việc có thể nhìn thấy rõ bữa ăn cuối cùng của con mực 183 triệu tuổi, các nhà khoa học cũng thu thập được cả tàn tích của các cấu trúc mô mềm, bao gồm cả nhãn cầu.
Thông thường chỉ có xương được hóa thạch. Các con vật thân mềm như mực thậm chí khó lòng được tìm thấy dưới dạng một hóa thạch, chưa nói đến một hóa thạch nguyên vẹn đến khó tin như Simoniteuthis michaelyi.
Bên trong nó là hai con cá, nằm gần miệng giữa hai nhãn cầu màu xám.
Đó là bữa ăn cuối cùng của "ma cà rồng" trước khi nó một sự kiện đột ngột vào bạo liệt. Theo Science Alert, con mực cổ đại có lẽ đã bị con mồi làm phân tâm, vô tình để mình chìm xuống vùng nước ít oxy gần đáy biển và chết ngạt.
Hóa thạch được tìm thấy ở khu vực Bascharage của Luxembourg vào năm 2022, bên trong một phiến đá vôi kỷ Jura và bởi 3 nhà cổ sinh vật học người Đức.
Loài mới này cũng có nhiều điểm độc đáo so với các loài mực ma cà rồng cùng nhóm. Các loài thuộc nhóm này sống vào kỷ Jura thường có 5 cặp xúc tu, con này chỉ có 4.
Với bữa ăn còn nguyên chưa kịp tiêu hóa, hóa thạch này cũng là bằng chứng trực tiếp về thói quen ăn thịt của loài mực này, vốn đã tiến hóa ít nhất từ kỷ Jura. Sự hung dữ của nó là lý do nhóm mực này được gọi là mực ma cà rồng.
Có rất nhiều loài mực ma cà rồng thời cổ đại nhưng cho đến nay chỉ một loài duy nhất thuộc nhóm này còn sống sót là Vampyroteuthis infernalis, một sinh vật có da đỏ, mắt đỏ, xúc tu có màng nối nên được mô tả là giống một con bạch tuộc quỷ dữ hơn là mực.