Phát hiện khoang khổng lồ bí ẩn rộng 500 năm ánh sáng trong Dải Ngân hà

CTV Mai Trang |

Theo Space, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một khoang hình cầu khổng lồ trong Dải Ngân hà, được cho là hình thành sau một vụ nổ sao cách đây hàng triệu năm.

Vị trí khoang hình cầu trong Dải Ngân hà (bên phải). Ảnh phóng to của khoang (bên trái) cho thấy các đám mây phân tử Perseus và Taurus có màu xanh lam và đỏ. Ảnh: Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian

Vị trí khoang hình cầu trong Dải Ngân hà (bên phải). Ảnh phóng to của khoang (bên trái) cho thấy các đám mây phân tử Perseus và Taurus có màu xanh lam và đỏ. Ảnh: Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian

Một nghiên cứu mới cho biết, khoảng trống hình cầu rộng đến 500 năm ánh sáng và nằm giữa các vườn ươm sao trong chòm sao Perseus và chòm sao Taurus. Các ngôi sao được hình thành từ các đám mây bụi và khí, được gọi là đám mây phân tử hay “vườn ươm sao”.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện mới có thể làm sáng tỏ cách các siêu tân tinh tạo ra sự hình thành sao.

“Hàng trăm ngôi sao đang hình thành hoặc tồn tạo trên bề mặt của khoang khổng lồ này”, Shmuel Bialy, nhà nghiên cứu tại Viện Lý thuyết và Tính toán (ITC) thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA), cho biết.

“Chúng tôi có 2 giả thuyết. Thứ nhất, một siêu tân tinh đã đi ra khỏi lõi của khoang khổng lồ và đẩy khí ra bên ngoài, tạo thành ‘siêu vỏ Perseus-Taurus’. Thứ hai, một loạt siêu tân tinh xuất hiện trong hàng triệu năm đã tạo ra khoang khổng lồ theo thời gian”, nhà nghiên cứu Bialy nói.

Sử dụng dữ liệu từ tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), các nhà nghiên cứu lần đầu tiên có thể lập bản đồ các đám mây phân tử Perseus và Taurus ở dạng 3D. Bản đồ 3D cho thấy, khoang khổng lồ vẫn còn khó nắm bắt trong các bản đồ 2D trước đây của khu vực này.

“Chúng tôi đã có thể nhìn thấy những đám mây này trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng tôi không bao giờ biết hình dạng thực sự, độ sâu hoặc độ dày của chúng”, đồng tác giả của nghiên cứu, Catherine Zucker, nhà nghiên cứu tại CfA, cho biết trong tuyên bố.

Nhóm các nhà khoa học đã lập bản đồ các vùng hình thành sao để hiểu rõ hơn cách khí và bụi thoát ra trong một vụ nổ sao và tự sắp xếp lại trong các đám mây phân tử để hình thành các ngôi sao mới. Phát hiện của họ chỉ ra rằng, các đám mây phân tử Perseus và Taurus hình thành do kết quả của cùng một sóng xung kích siêu tân tinh, cho thấy tác động mạnh mẽ của các vụ nổ sao.

“Điều này chứng tỏ khi một ngôi sao chết đi, siêu tân tinh của nó sẽ tạo ra một chuỗi sự kiện có thể dẫn đến sự ra đời của những ngôi sao mới”, nhà nghiên cứu Bialy nói.

Nghiên cứu mới được công bố vào ngày 22/9 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại