Một con lửng đã giúp các nhà khảo cổ phát hiện ra một kho hơn 200 đồng xu thời La Mã được cất giấu trong một hang động ở Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ.
Theo nghiên cứu, nhiều sinh vật phải vật lộn để tìm kiếm quả mọng, sâu hoặc côn trùng để ăn vào thời điểm sau trận bão tuyết lớn tấn công Tây Ban Nha, loài động vật có vú này cũng không may mắn khi chỉ tìm được một số đồng xu không ăn được.
Con vật để lại những đồng xu gần tổ của nó. Người đàn ông có tên là Roberto García đã phát hiện ra và liên hệ với nhóm các nhà khảo cổ tiếp tục đi tìm phần còn lại của kho báu.
Alfonso Fanjul, người dẫn đầu cuộc tìm kiếm cho biết: "Chúng tôi bị sốc khi nghe tin phát hiện khoảng 90 đồng xu ngay dưới đất, bên ngoài ổ của một con lửng. Chúng tôi không biết còn bao nhiều đồng xu ở dưới lòng đất hoặc nếu may mắn chúng tôi có thể tìm thấy những đồ vật có giá trị hơn".
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khoảng 209 đồng xu, có niên đại từ 200 đến 400 sau Công nguyên. Hầu hết các đồng xu cuối thời La Mã này có nguồn gốc từ phía bắc và phía đông Địa Trung Hải, từ Antioch, Constantinople, Thessaloniki, sau đó đi qua Rome và Arles và Lyon ở miền nam nước Pháp và một vài đồng xu đến từ London, Anh.
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng đồng xu đúc ở London là một trong những đồng tiền bảo quản tốt nhất và đó là đồng xu nặng từ 8 đến 10 gam, với khoảng 4% bằng bạc.
Kho báu chứa nhiều đồng tiền xu La Mã cổ đại bên trong hang động ở Tây Ban Nha |
Theo Alfonso Fanjul, những người tị nạn đã giấu số tiền vào cuối thời kỳ La Mã. Đó là bằng chứng phản ánh sự bất ổn xã hội và chính trị, cùng với sự sụp đổ của thành phố Rome và sự xuất hiện của các nhóm cướp man rợ đến từ miền bắc Tây Ban Nha.
Đây là lần thứ hai trong 2 tháng gần đây, các nhà nghiên cứu thông báo về việc tìm thấy tiền xu thời La Mã ở châu Âu. Vào tháng 12, các nhà nghiên cứu Israel trưng bày một chiếc nhẫn vàng thời Roma, tiền xu và các đồ vật khác tìm thấy trong con tàu đắm ngoài khơi cảng Caesarea cổ đại.