Phát hiện hóa thạch kỳ lạ 300 triệu năm tuổi: Vì sao nhà khảo cổ lại thất vọng?

Hoàng Hiệp |

Các nhà khoa học đã phát hiện một hóa thạch trông giống ốc vít ở Kaluga, Nga.

Phát hiện thú vị

Trái đất với lịch sử 4,6 tỷ năm với không biết bao nhiêu nền văn minh nhân loại rực rỡ tồn tại trước đây!

Từ xã hội nguyên thủy, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, cách mạng tư sản ​​và sau đó đến các cuộc cách mạng công nghiệp, những sự phát triển của con người gần như là liên tục, con người hiện đại luôn tự hào mình là một loài sinh vật thông minh nhất với những thành tựu đáng nể, nhưng các nhà khoa học lẫn các nhà khảo cổ đôi khi vẫn sốc trước những gì họ khám phá và nghiên cứu được từ các nền văn minh cổ đại.

Tất cả chúng ta đều biết các ốc vít là sản phẩm của thời hiện đại, một trong những biểu tượng của sự tiến bộ. Nhưng sẽ ra sao nếu nó đã xuất hiện từ… 300 triệu năm trước. Với chúng ta, đây thực sự là một cú sốc!

Phát hiện hóa thạch kỳ lạ 300 triệu năm tuổi: Vì sao nhà khảo cổ lại thất vọng? - Ảnh 1.

Liệu có nền văn minh nào đã xuất hiện từ cách đây… 300 triệu năm? Ảnh: News18 Nepal

Một nhà khoa học người Nga đã phát hiện ra thứ gì đó giống như ốc vít ở Kaluga, một tỉnh cách thủ đô Moskva 185 km về phía tây nam. Sau khi kiểm tra cẩn thận, các chuyên gia phát hiện ra rằng những "con ốc" này có lịch sử hơn 300 triệu năm!

Nhiều người thậm chí đã mạnh dạn suy đoán rằng đã 300 triệu năm trước rằng có những nền văn minh còn giỏi hơn nền văn minh của người hiện đại có mặt trên hành tinh này. Chiều dài của vật thể này là gần 2 cm, nó được gắn liền với một hóa thạch, hóa thạch đó cũng không quá lớn.

Sự xuất hiện của “vật lạ” này cũng đã được làm sáng tỏ

Các nhà khoa học đã sử dụng các công nghệ tinh vi hơn để làm các xét nghiệm và tìm thấy những "con ốc vít" thực sự cũng là một sinh vật biển hóa thạch, nó có thể đã bị dính vào một lớp chất gọi là Crinoid, còn có tên khác là Huệ biển.

Và sau quá trình biến đổi địa chất, vùng đại dương này hiện nay là đất liền và lớp Huệ biển này đương nhiên bị chôn sâu dưới lòng đất. (Huệ biển là các loài động vật biển có thuộc lớp Crinoidea của động vật (Echinodermata). Chúng sống ở cả hai vùng nước nông và vùng sâu đến 9.000m)

Phát hiện hóa thạch kỳ lạ 300 triệu năm tuổi: Vì sao nhà khảo cổ lại thất vọng? - Ảnh 2.

Những vật thể này đã được xác định là một loại sinh vật biển đã bị hóa thạch theo thời gian. Ảnh: News18 Nepal

Thông tin này khiến các nhà khảo cổ đang thất vọng vì ít có khả năng chứng minh về một nền văn minh nào đó cách đây 300 triệu năm, nhưng các nhà sinh học đang rất quan tâm, họ sẽ có cơ hội phát hiện và nghiên cứu thêm một loài sinh vật, mà lịch sử ngành sinh học chưa từng biết đến.

Đồng thời điều này cũng chứng minh rằng khu vực Lukaga hơn 300 triệu năm trước vẫn là một vùng biển.

Nguồn: News18 Nepal

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại