Theo các nhà cổ sinh vật học, khủng long tăng trưởng thành siêu lớn nhờ phổi hoạt động giống chim.
Hóa thạch khủng long khai quật được ở Argentina.
Hóa thạch khủng long mới rất to được tìm thấy ở phía tây bắc Argentina trong một chuyến đi thực địa. Các nhà khoa học thấy 4 bộ xương, trong đó bao gồm: một bộ xương loài khủng long mới và ba loài liên quan đến khủng long.
Tiến sĩ Cecilia Apaldetti khẳng định: "Chúng tôi đã thấy một loài khủng long mới, được đặt tên là Ingentia prima - trong tiếng Latinh có nghĩa là "con vật khổng lồ đầu tiên".
Loài khủng long mới phát hiện thuộc nhóm Lessemsaurid.
Khúc xương khủng long.
Con khủng long có niên đại từ thời kỳ Triassic, cách đây khoảng 30 triệu năm, trước khi những con khủng long ăn thực vật Diplodocus và Brachiosaurus xuất hiện trên hành tinh.
Nó nặng khoảng 10 tấn, không hẳn là quá lớn. Nhưng phát hiện này là một sự ngạc nhiên trong quá trình tiến hóa của khủng long.
Phép phân tích
Những người thích khủng long cần phải tìm hiểu một cái tên mới là Lessemsaurid vì đây là những con khủng long đầu tiên phát triển đến kích thước khổng lồ nặng khoảng 10 tấn, ttrong kỷ Triassic cách đây khoảng 215 triệu năm.
Cận cảnh xương khủng long.
Phát hiện 4 bộ xương Lessemsaurid buộc chúng ta suy nghĩ lại khủng long trở nên rất lớn từ khi nào và như thế nào.
Người ta từng nghĩ rằng những con khủng long khổng lồ đầu tiên sinh ra trong giai đoạn đầu của kỷ Jura, sau khi siêu núi lửa làm tuyệt chủng khủng long trên toàn cầu vào cuối kỷ Triassic.
Nhưng bộ xương Lessemsaurid cho thấy một số loài khủng long đã đạt được kích thước khổng lồ trong thời kỳ cuối kỷ Triassic, trước khi tuyệt chủng.
Nó là một thành viên trong nhóm gọi là Sauropodomorphs, có nghĩa là "dạng chân thằn lằn". Chúng đã phát triển thành những sinh vật 4 chân lớn nhất từng đi bộ trên mặt đất.
Lộ diện hóa thạch khủng long.
Con khủng long có cổ và đuôi dài, toàn thân dài khoảng 10m, mặc dù không phải khủng long Diplodocus.
Nguồn bài và ảnh: BBC