Các nhà khoa học cho biết bốn vật thể lạ có hình tròn phát sáng xuất hiện dọc theo các cạnh từ kính viễn vọng vô tuyến ở Australia và Ấn Độ.
Kristine Spekkens, một nhà thiên văn học từ Đại học Quân sự Hoàng gia Canada và Đại học Queen, tiết lộ rằng các vật thể dường như vẫn còn chưa được thăm dò ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Các vật thể, trông giống như những hòn đảo hình vòng xa xôi, được mệnh danh là những vòng tròn vô tuyến kỳ lạ, hay ORC. Các nhà thiên văn học chưa biết chính xác các ORC này cách Trái Đất bao xa, nhưng chúng được liên kết với những thiên hà xa xôi.
Trước đó, các nhà thiên văn ghi lại được hình ảnh hiếm có về sao chổi xuất hiện cùng lúc với mây dạ quang.
Sao chổi xuất hiện bên trên đám mây dạ quang hiếm có
Sao chổi NEOWISE dự tính bay qua gần Trái Đất nhất trong 6.800 năm nổi bật với vệt đuôi dài phát sáng. Kính viễn vong không gian của NASA đã ghi được hình ảnh về sao chổi từ tháng 3/2020.
Từ tháng 7, ở nhiều nơi trên thế giới, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng sao chổi bằng mắt thường. NASA cho biết NEOWISE sẽ bay qua gần Trái Đất nhất vào ngày 22/7 với khoảng cách 103 triệu km.
Tuy nhiên, hình ảnh hiếm ghi lại sao chổi cùng lúc xuất hiện với mây dạ quang. Sự kiện được đánh giá với sắc xuất gặp vô cùng ít.
Mây dạ quang hình thành khi các phân tử nước tập trung quanh hạt bụi tí hon và đóng băng, tạo nên các tinh thể băng. Những đám mây này phản chiếu ánh Mặt Trời và tỏa ra ánh sáng, thường có màu xanh lam và trắng.
Sao chổi NEOWISE mất khoảng 6.800 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo dài. Vì vậy, phải chời vài nghìn năm tới, bạn mới có cơ hội chiêm ngưỡng vì nó sẽ không ghé thăm vùng không gian phía trong của hệ Mặt Trời.