Đây là thông tin được Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đưa ra vào thứ Bảy (ngày 2 tháng 5).
Một dự thảo luật về vấn đề này đã viết rằng việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong tháng này tại Pháp, bắt đầu được thi hành từ ngày 24/3, sẽ là quá sớm và kéo theo nguy cơ lây lan dịch bệnh mạnh.
"Chúng tôi sẽ phải thực hiện một cuộc chạy đua đường dài", Bộ trưởng Veran nói và cho biết thêm rằng, ông nhận thức được việc người dân Pháp được yêu cầu thực hiện những "nỗ lực khổng lồ" trong cuộc chiến chống lại virus.
Dự luật khẩn cấp mới này cũng nêu ra các điều kiện cách li đối với những người từ nước ngoài đến Pháp.
"Chúng ta sẽ phải sống với virus này trong một khoảng thời gian," Bộ trưởng Nội vụ Oliverhe Castaner thông tin sau cuộc họp nội các.
"Học cách sống với virus này, đó là những gì cần làm trong những tháng tới", theo ông Oliverhe Castaner.
Các đề xuất trong dự thảo cũng bao gồm một "hệ thống thông tin" đối với những người đã nhiễm virus và các tiếp xúc lân cận, có thể kéo dài tới một năm.
Dự luật này sẽ được trình Thượng viện Pháp vào thứ Hai và lên Quốc hội có lẽ là ngày hôm sau, phát ngôn viên chính phủ Sibeth Ndiaye nói. Bản dự thảo này dự kiến sẽ trở thành luật vào cuối tuần tới.
Pháp là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona và đã thông báo có 24.594 trường hợp tử vong trong số 167.346 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19.
Chính phủ Pháp đã tuyên bố dỡ bỏ dần một số biện pháp phong tỏa từ ngày 11/5, bao gồm cả việc mở lại các trường tiểu học.
Nhiều cửa hàng cũng sẽ mở cửa trở lại và nhân viên làm việc từ xa sẽ có thể quay trở lại văn phòng khi Pháp tìm cách giảm thiểu tác động đối với kinh tế từ đại dịch Covid-19, điều đã đẩy kinh tế Pháp vào suy thoái.
Gần đây nhất, Chủ tịch của công ty vận hành đường sắt quốc gia SNCF cho biết hôm thứ Bảy rằng công ty của ông đã mất hai tỷ euro (2,2 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng y tế vì Covid-19, và có thể sẽ xin viện trợ nhà nước và cắt giảm số lượng nhân viên.