Xuất thân là con nhà nông quê mùa, chỉ qua một đêm có ai ngờ một người phụ nữ “một chữ bẻ đôi cũng không biết” xưng là “Thánh cô” có khả năng trị bách bệnh. Nhiều người dân khắp mọi nơi nghe danh bà ào ào kéo về cầu danh mua lợi. Còn trong con mắt những người dân địa phương thì bà vẫn là hình ảnh một người phụ nữ quang năm lặn lội kiếm ăn và buôn bán ở quanh cái xóm nhỏ mưu sinh với cuộc sống vất cả khổ cực này thế mà cũng có lúc làm cho những người dân nơi đây một phen hú vía.
Bà K với những bài thuốc chữa bách bệnh và sự am hiểu hơn người xứng với các bậc thành thần được nhập vào người về đây cứu giúp dân lành, ban lộc và những điều tốt đẹp cho bà con nơi đây.
“Thánh cô” xuất thân từ bà bán ve chai
Sau những đợt đi lượm vé chai, đồng nát xung quanh các khu vực ngõ xóm gần nhà, với những thông tin K. thu thập được từ người dân địa phương. Cùng với bản tính siêng ăn nhác làm, muốn kiếm tiền làm giàu nhưng không bỏ sức lao động của mình. Nhận thấy trình độ hiểu biết ít của người dân với những niềm tin mù quáng K. đã lập một âm mưu hoàn hảo với sự giả điên, giả khùng trước tiên là gây sự chú ý của người dân. Và sau đó là một kế hoạch hết sức chi tiết.
Chân dung “Thánh cô” chuyên lừa gạt người dân.
Vào một ngày trời tháng 6 đi lượm vé chai tại thôn 9, Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam. Đi qua chỗ đông người bỗng dưng bà bị co giật, nằm lăn ra đường, người dân quanh đây hầu như ai cũng biết bà Kiều mà hồi xưa tới giờ không thấy bà bị như thế này. Vậy là mọi người cứ nghĩ bà bị say nắng nên ra cứu giúp, nhưng khi chạy tới thì K. tỉnh lại bình thường. Rồi những ngày sau đó vừa đi lượm vé chai, vừa nói năng nhảm nhí giống như việc mình bị ma nhập.
Lâu lâu lại phán những câu mang ý nghĩa tâm linh về việc nhà này như thế nào, rồi nhà bên cạnh như thế nào? Hầu như những gì K. phán đều đúng phần đa, nên mọi người rất tin. Nhưng không ai ngờ rằng những câu nói, những việc đó K. đã có sự tìm hiểu và chuẩn bị từ trước rồi, đó là những khoảng thời gian Kiều theo dõi và tìm hiểu những gia đình đó họ có những vấn đề gì còn khúc mắc, ẩn chứa chưa giải quyết.
Được một thời gian người dân bắt đầu có niềm tin và chú ý thêm nhiều nữa vào những câu nói của K., khi có được niềm tin của mọi người K. ung dung về nhà lập bàn thờ, tự xưng được “thánh nhập” giúp chữa bệnh, cứu dân độ thế để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng.
Xưng “thầy” trị bách bệnh
Với việc phán nhà nào cũng có lộc trời ban là tượng phật bằng vàng phải cúng rửa lộc thì mới sử dụng được lộc đó. Điểm qua hàng loạt nạn nhân trong vụ lừa đảo này chúng ta không hết bàng hoàng về một người phụ nữ mà có thể qua mặt được hàng trăm, hàng ngàn người dân địa phương như vậy. Trải qua hàng chục năm nhưng niềm tin đó vẫn không bị mai một cho tới khi K. bỏ trốn và hàng chục lá đơn tố cao được đưa lên công an đó là ông T. H. M. (58 tuổi, ngụ thôn 13, xã Quế Phú) trình bày, vào năm 1990 ông bị bệnh nóng sốt, đi bốc thuốc chữa ở một số nơi nhưng không hết. Trong lúc than vãn bệnh tật, ông M. được hàng xóm giới thiệu sang nhà bà Kiều vốn lâu nay tự xưng có thần thánh nhập vào để “giúp đời”. Sau khi được bà Kiều cho uống thuốc, bệnh tình ông M. tình cờ đỡ hẳn.
Vào cuối năm 1999, Nguyễn Đức Lợi (44 tuổi, ngụ thôn An Lộc, xã Quế Minh), bà Lê Thị Thanh (43 tuổi, ngụ xã Quế Lâm, Quế Sơn) và 4 người khác cùng chứng bệnh đỏ mắt ở trong huyện cũng trở thành nạn nhân của K. với số tiền bị lừa mỗi người 400 triệu đồng. Đối với ông Đức, bà Thanh, do cùng bị dị vật bay vào mắt gây đỏ, nhưng mê tín mù quáng đã trở thành “bệnh nhân” của bà K. Được chữa trị khỏi, nên ai cũng thường tới nhà thường đến nhà K. cúng tạ và nhận làm đồ đệ.
Đến năm2003, anh Phan Văn Vinh (45 tuổi, trú tỉnh Kon Tum) lặn lội đến gặp Kiều để nhờ coi giúp vì sao vợ mình hay bị đau ốm. Nhìn qua Vinh, K. “phán”: “Chắc nhà mình có lộc nên bị ảnh hưởng đau ốm”. Vốn đã tin K. có “ơn trên nhập vào” qua lời đồn thổi, nên Vinh lập tức nghe theo. Từ năm 2003 đến năm 2012, Vinh nhiều lần đưa K. hơn 200 triệu đồng, đổi lại, người đàn ông này nhận những tờ giấy A4 có ghi những ký tự màu đỏ không rõ nội dung, mang về chôn dưới đất.
Cũng như với các bị hại khác, K. nói bà M. nếu không đưa tiền cúng bổn mạng, nhà bà sẽ có thêm người đau ốm nặng, rồi bệnh tật đến chết. Bà M. không thể không tin, bởi mỗi lần lên nhà K., đều thấy K. “ứng đồng” nói y như giọng mẹ của mình, rồi cả người cháu vô danh đã chết của bà nữa… Sợ quá, bà M. lôi hết của tích cóp, chạy vạy vay khắp nơi, bán heo gà, thậm chí có mảnh vườn canh tác, bà cũng lén bán nốt, để có số tiền “khủng” 2,5 tỉ đồng giao cho K. Lúc đó, nạn nhân vẫn tin tưởng, “khi “lộc” đã vào, mình nhận lại mấy hồi”.
Việc lừa đảo của bà K. không những đánh vào tâm lý niềm tin mù quáng của người dân, mà bên cạnh đó còn làm mất công, tốn của của những nhà chức trách. Khi nghe tin người dân ở huyện Quế Sơn đào được tượng bằng vàng là một tượng nữ thần, lên đến hàng trăm năm tuổi. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã phải cứ cán bộ chuyên trách đến tận nơi tìm hiểu tình hình và khuyên người dân đem nộp hiện vật. Nhưng việc giao “lộc” trời ban của mình cho người khác thì đúng là một việc không dễ dàng gì đối với niềm tin của họ.
Hành trình sa vào lao lý…
Sau khi tiếp nhận trình báo từ các nạn nhân, thấy vụ việc vượt quá thẩm quyền, Công an huyện Quế Sơn đã báo cáo vụ việc cho Phòng PC45, Công an tỉnh Quảng Nam thụ lý vào đầu năm 2013. Phải mất hơn 4 tháng lần theo các manh mối từ con cái, người thân, trinh sát mới mời được “thánh cô” này về trụ sở công an làm việc.
Nguyễn Thị K. đã bị toà tuyên phạt 18 năm tù giam.
Thế nhưng dù đứng trước cơ quan công quyền, song K. vẫn giở trò lừa đảo với giọng điệu của một bậc “thánh nhân”, người “bề trên” được nhận “lệnh trời” để xuống “cứu dân độ thế”; bà xưng “ta”, gọi “các con” giở trò rùng mình, ngáp lấy ngáp để rồi dọa biến thành… người khác; nói giọng the thé, mắt lờ đờ, hù dọa xung quanh: “Nếu xúc phạm đến ta, các người sẽ bị quở trách, quả báo”. Sau hơn 1 ngày diễn trò, mệt lửa lả, K. mới chịu ngồi yên.
Trong lúc K. đang giả điên, giả khùng anh Dũng chủ tiệm thuốc bắc Dũng Vàng (gần cầu Bà Rén, huyện Quế Sơn) cũng được mời lên làm việc với K. Khi nhìn thấy anh Dũng và được nghe dũng kể về hành trình bốc thuốc chữa những chứng bệnh của mình K. mới cúi đầu nhận tội.
Theo anh Dũng: sau khi tiếp nhận thông tin từ bệnh nhân K. đi đến tiệm thuốc bắc để mua thuốc. Chính nơi đây đã cho đơn gồm thuốc viên với lá cây Ngủ Ngày, cây Ngò vua, cây Chó đẻ… K. cứ thế đem về đưa cho nạn nhân Mười uống. Vì chính K. đã theo dõi căn bệnh của ông Mười.
Điều trị bệnh đỏ mắt cho Khương, ông Đức, bà Thành và các nạn nhân khác, K. cũng đến tiệm thuốc bắc Dũng Vàng mua. Tùy bệnh tình cụ thể từng người qua lời K. nói lại, chủ tiệm thuốc nơi đây sẽ kê khai rồi chữa trị. Do giá thuốc rẻ, hơn nữa, với mục đích tạo lòng tin, tự nhận bản thân mình tài giỏi, nên K. đưa thuốc cho các nạn nhân không lấy tiền, còn bịa chuyện đây là “thuốc thánh” do mình làm ra.
Đối với những gia đình đào được “lộc”, trong lúc yêu cầu chủ nhà đi lấy nước, Kiều chỉ việc lôi những tượng phật giả đã mua, lận sẵn trong người, lén bỏ vào hố. Khi dội nước xuống, tượng sẽ dính lẫn với đất, nhìn sẽ thấy giống y như một vật chôn từ lâu đào lên thật. Cứ thế, người này rỉ tai người kia đẩy “uy tín” K. lên cao và tự tìm đến để ả có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo.
Bản thân K. chưa được đến trường ngày nào, chữ nghĩa cũng không biết chứ nói gì đến nghề y. Từ khi sinh ra, do nghèo khó, không trình độ, nên người đàn bà này chỉ lầm lũi ở quê. Đến lúc lấy chồng, vợ chồng cùng cày cấy trên mấy rào ruộng nuôi 4 con. Để các con có tiền đến trường, những lúc nông nhàn, K. còn đi tìm mua ve chai. Chán cuộc sống nghèo khó, nhưng không muốn khá giả hơn bằng mồ hôi nước mắt, K. giở trò.
Vỡi những chiêu trò lừa đảo trên, vừa qua, TAND tỉnh Quảng Nam đã mở phiên xét xử lưu động vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Thị K. Kết thúc phiên tòa, Kiều bị tuyên 18 năm tù giam, đồng thời có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền đã chiếm đoạt của gần 10 nạn nhân với số tiền hơn 6 tỉ đồng.