Lê Trường Xuân (25 tuổi) ở ngõ 76 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; Phạm Quỳnh Anh (30 tuổi) ở ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, Đống Đa và Phạm Ngọc Trường Giang (22 tuổi) ở ngõ 98 Khâm Thiên, Đống Đa.
Trước đó, cả 4 đối tượng bị bắt giữ về hành vi sử dụng trái phép thông tin thẻ ngân hàng làm giả thẻ thanh toán hàng hóa để chiếm đoạt tiền theo điều 226B Bộ luật Hình sự.
Ngoài thẻ tín dụng giả, Long còn tự sản xuất thẻ nhân viên giả mạo của một số cơ quan.
Bước sa ngã của một sinh viên
Có học nhất trong nhóm tội phạm này là Phạm Ngọc Trường Giang, tự
nhận là sinh viên năm thứ 5 Đại học Bách khoa, khoa Công nghệ thông
tin.
Vẻ ngoài bảnh trai, cặp kính cận dày cộp, tóc vuốt keo dựng "mào gà", cậu sinh viên này không có vẻ hối lỗi cần có của một trí thức mà trái lại, cậu ta thản nhiên thừa nhận do nhu cầu tiêu tiền của mình quá cao nên đã cùng Lê Trường Xuân tức Tuấn đi mua hàng bằng những chiếc thẻ tín dụng giả do Đinh Văn Long sản xuất.
Những lời thú nhận của cậu sinh viên này khiến chúng tôi giật mình:
"Tôi quen anh Xuân khoảng 2 năm trước. Gần đây gặp lại, anh Xuân rủ tôi
đi uống nước.
Tôi thấy anh Xuân có rất nhiều tiền, dùng điện thoại đắt
tiền. Anh Xuân nói rất nhiều thứ về cuộc sống mà tôi thấy đúng. Anh Xuân
nói có nhiều tiền thì làm việc gì cũng dễ dàng, nói ai cũng phải nghe.
Anh Xuân nói đi theo anh ấy sẽ học được nhiều thứ, nói tôi phải biết
kiếm tiền để không phụ thuộc bố mẹ. Trong thời gian đó, tôi cũng đang
xoay xở tìm cách chuộc lại máy Galaxy Tab bố cho mượn nhưng tôi làm mất.
Tôi nghĩ nên đi cùng Xuân vì trước Xuân cũng sống dựa vào bố mẹ nhưng nay có rất nhiều tiền. Nhưng đi theo Xuân chỉ đưa cho tôi thẻ tín dụng mang tên Nghiêm Trần Đông, Trần Việt Anh, Nguyễn Văn Tùng để sử dụng thanh toán mua hàng".
Đinh Văn Long và tang vật.
Đọc bản tường trình của Giang, lúc đầu chúng tôi nghĩ có lẽ cậu ta
thuộc dạng con nhà nghèo nên đã bị cám dỗ bởi vật chất. Nhưng khi hỏi
hoàn cảnh kinh tế, Giang "tự hào" khoe cậu ta đi học bằng xe máy SH và
hàng tháng được bố cho 2 triệu đồng để "tiêu vặt".
Thừa nhận số tiền đó
gần bằng lương của bố, nhưng theo Giang vẫn không đủ nhu cầu tiêu tiền
của bản thân nên lúc nào cậu ta cũng nghĩ cách kiếm tiền.
Hỏi Giang kiếm
tiền bằng cách nào, cậu ta thản nhiên nói rằng kiếm bằng lô đề, tháng
nào "lộc" nhất trúng cả trăm triệu đồng. "Số tiền lớn như vậy, em dùng
vào việc gì?" - tôi hỏi.
Vẫn cái giọng tỉnh bơ, Giang trả lời: "Thì mua sắm, đưa bạn gái đi ăn chơi". "Giang hay chơi ở đâu?" - "Lên bar, đi ăn uống. Bar nào ở Hà Nội em cũng đi hết rồi". "Vậy em có sử dụng ma túy tổng hợp không?".
Không bất ngờ trước câu hỏi của tôi, Giang trả lời ngay rằng cậu ta
đã dùng vài lần. Lần đầu tiên là thuốc lắc, dùng trên quán bar cùng
với một người nước ngoài. Sau thì "đập đá" cùng bạn bè trong các quán
karaoke.
Đó là những ngày nhiều tiền. Rồi Giang than vãn: "Không phải
lúc nào cũng nhiều tiền như vậy. Khổ nhất là những lần 3 ngày trong túi
chỉ có 50.000 đồng".
Nghe Giang kêu vậy, chúng tôi cũng đành bó tay bất lực trước thói ăn tiêu của cậu sinh viên này. Thói quen hưởng thụ đã khiến cậu ta đánh mất mình, một kỹ sư tin học tương lai.
Theo Thượng tá Cao Văn Lộc, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm công
nghệ cao Phòng PC46 Công an Hà Nội, hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục
khai thác mở rộng vụ án, bắt giữ những đối tượng liên quan.
Cơ quan điều tra không loại trừ khả năng trước đó Đinh Văn Long đã cung cấp thẻ tín dụng giả cho nhiều nhóm tội phạm khác để chiếm đoạt tiền của các chủ thẻ bằng cách mua hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng có sử dụng hệ thống thanh toán thẻ