Tại buổi tư vấn về tâm lý học đường cho một trường học ở TPHCM, các chuyên gia không khỏi “rụng rời” trước câu chuyện của một nữ sinh vừa học xong lớp 6.
Em kể từ giữa cuối học kỳ 1 năm học vừa rồi, em nhận lời yêu một anh học lớp 8 sau thời gian cậu này tấn công, theo đuổi kịch liệt. Tình cảm của cả 2 rất mặn nồng, bạn trai chiều chuộng em hết sức và:“Vì rất tin tưởng và yêu anh ấy nên cháu đã dâng hiến, vượt qua giới hạn với anh ấy”.
Anh chàng bắt đầu “lơ” em và đi cặp với cô khác. Đến lúc này em mới biết, hóa ra lâu nay anh chàng không yêu thương gì em, chỉ tán tỉnh và “chiếm đời con gái” em theo lời thách đố của cô bạn kia. Xong xuôi, cậu ta trở về bên người yêu chính thức.
Không ít vụ bạo lực học đường kinh hoàng của học trò xuất phát từ việc đánh ghen.
“Những khi thấy chúng quấn quýt bên
nhau, em không chịu đựng nổi. Đầu tiên em chỉ khóc nhưng gần đây em nghĩ
đến việc sẽ mua axit tạt cả hai chúng nó cho bõ ghét.
Em định ra tay mấy lần dù em biết vậy là sai. Em uất hận lắm, có điều gì đó thôi thúc em phải cho chúng “ăn” a xít”, cô học trò kể.
Chuyện “đánh ghen” xem ra không còn là
chuyện của người lớn. Không khó để thấy rất nhiều vụ HS xử nhau, lột
quần áo, quay clip vì lý do ghen tuông, giành giật người yêu.
Theo Th.s Xã hội học Phạm Thị Thúy, khi rơi vào
cảnh “thất tình”, trẻ có những biểu hiện rất rõ. Cha mẹ cần quan tâm đến
những bất thường của con và cần phải nghĩ ngay việc con mình đang gặp
rắc rối, đặc biệt là chuyện tình cảm, không được chủ quan.
Qua đó, gợi mở cho con biết, tình cảm ở độ tuổi này chỉ mang tính nhất thời giúp trẻ biết cách bộc lộ ở mức độ nào cũng như tránh được sự thất vọng.
Theo Lao Động