Phạt 10 triệu đồng xe không đổi chủ, dân bối rối trước giờ G

trangnguyen |

Nếu CSGT phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ sẽ xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.

Từ ngày 10/11, công an Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Sau khi nhận được thông tin, nhiều người dân đang tỏ ra lo lắng khi mình đang nằm trong diện sở hữu phương tiện bị xử phạt.

Ý tưởng của công an TP. Hà Nội được xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị định 71 của Chính phủ siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới.

Một điều khá đặc biệt trong ý tưởng này là những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.

Phạt 10 triệu đồng xe không đổi chủ, dân bối rối trước giờ G 1
Những phương tiện không sang tên sẽ bị phạt nặng

Sau khi nghe được thông tin trên các phương tiện truyền thông, nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình) là rất cao.

Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (25 tuổi, trú tại thôn Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Sau khi anh trai nhường cho chiếc xe máy thì tôi cứ nghĩ chỉ cần đầy đủ giấy tờ và bằng lái xe thì việc lưu thông sẽ đảm bảo. Tuy nhiên, khi biết có quy định sẽ xử phạt khi đi xe không chính chủ, tôi rất khó hiểu, và cảm thấy lo lắng mỗi khi ra đường.

“Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?”. Chị Ngọc cho hay.

"Hiện tại tôi vẫn dùng chiếc xe đứng tên của bố tôi, trước khi qua đời, bố tôi đã để lại những tài sản mà ông có, trong đó có chiếc xe máy. Lúc đó, đâu có biết là vài năm nữa nếu như không mang tên chính chủ thì bị phạt đâu.

Giờ bố tôi đã mất nếu như tài sản đó để lại cho tôi sử dụng mà khi ra đường lại bị phạt liệu có hợp lý không"? Anh Trần Quốc Dũng (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc.

Phạt 10 triệu đồng xe không đổi chủ, dân bối rối trước giờ G 2

Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy đó là những người sở hữu các phương tiện được mua lại đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại.

Trong khí đó, mức xử phạt cho xe máy ở mức 1 triệu đồng là quá cao với mức thu thập hiện tại của lao động nghèo. Đó là chưa kể tính bất hợp lý khi xử phạt dù họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh chiếc xe hoàn toàn “trong sạch” chứ không phải xe trộm cắp.

Còn theo anh Lương Văn Phi (một chủ tiệm cầm đồ trên đường Láng Hạ) cho hay: "Trước đây, việc mua xe cũ của khách hàng và bán lại rất dễ dàng. Tôi thấy lo lắng. Nếu thực hiện máy móc Nghị định 71 của Chính phủ sẽ khiến nhiều chiếc xe trong cửa hàng của tôi trở thành gánh nợ. Thời điểm kinh tế khó khăn, giờ lại “vướng” vào quy định này nữa không biết cuộc sống của tôi những ngày tới có đủ ăn không nữa".

Liên quan đến vấn đề đang khiến nhiều người dân lo lắng và bất an, trao đổi với báo chí, ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.

Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.

"Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định", ông Thắng cho biết thêm.

Phạt 10 triệu đồng xe không đổi chủ, dân bối rối trước giờ G 3
Còn rất nhiều người lo lắng trước giờ G khi có quy định này

Hiện nay, nguyên nhân khiến người cả người mua lẫn bán muốn lách việc đăng ký sang tên, đổi chủ nhằm trốn tránh các loại phí, thuế hiện hành.

Theo ông Đào Vịnh Thắng để đảm bảo ATGT ông cũng khuyến cáo người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật Giao thông, các nghị định, thông tư có liên quan; đồng thuận, tạo điều kiện giúp đỡ CSGT khi làm nhiệm vụ cũng như lên án các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người sử dụng phương tiện giao thông, trước hết cần đưa ra những hướng mở vừa đảm bảo được quyền của người dân vừa để những người thực thi công vụ dễ dàng hơn trong việc xử lý.

Theo đó, nên phân loại để xử lý, trước hết khuyến khích người dân đến đăng ký sang tên, tạo điều kiện cho những chủ phương tiện đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp làm thủ tục sang tên đổi chủ. Tuyên truyền cho người dân biết được chủ trương rồi sau đó mới áp dụng việc xử phạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại