Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca chia sẻ trong thời gian dài Hải Phòng mới xảy ra vụ cưỡng chế phức tạp đến vậy. Trước đó ở nhiều vụ, nhà chức trách giải quyết khá êm xuôi.
Ông Ca cho rằng trong các vụ giải tỏa đất đai, lấy lại mặt bằng phải xác định chủ đất hoặc đang thuê đất họ không phải là tội phạm. Do đó trước khi cưỡng chế cần giải thích cụ thể để họ tự nguyện bàn giao. "Trong các vụ cưỡng chế việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết. Tuy nhiên từ xưa đến nay các vụ cưỡng chế phải xác định quan điểm giáo dục là chính...", Giám đốc Ca nói.
Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca trao đổi với VnExpress.net chiều 7/1. Ảnh:Hà Anh.
Theo kinh nghiệm của người đứng đầu công an thành phố, lẽ ra trong vụ cưỡng chế ngày 5/1 ở Tiên Lãng, khi mìn phát nổ, tổ công tác của huyện phải cho rút quân ngay để xin ý kiến chỉ đạo. Song, lãnh đạo công an huyện cùng một số cán bộ vẫn áp sát ngôi nhà dẫn đến hậu quả 4 cảnh sát cùng 2 quân nhân bị trúng đạn hoa cải phải đưa vào viện cấp cứu.
Đường dẫn vào ngôi nhà có những người cố thủ bên trong rải đẩy rơm
Công an Hải Phòng cho biết, ngoài ông chủ đầm Đoàn Văn Vươn bị bắt tại trung tâm thành phố, Đoàn Văn Quý đã ra đầu thú chiều 7/1. Cảnh sát xác định 7 người khác liên quan đến vụ việc, trong đó 2 người còn bỏ trốn. Riêng con trai Vươn do chưa đủ 18 tuổi đã được tại ngoại.
Về số vũ khí mua để chống lại lực lượng cảnh sát và quân đội, cơ quan điều tra cũng xác định Quý từng nhờ người mua với giá 15 triệu đồng.
Theo VnExpress