Pháp cấm nhập khẩu khí đá phiến của Mỹ

Đức Dũng |

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Ségolène Royal mới đây đã lên tiếng tuyên bố, Pháp cần nghiên cứu tất cả các cơ sở pháp lý để ban hành lệnh cấm nhập khẩu khí đốt khai thác theo công nghệ đá phiến của Mỹ vì những vấn đề liên quan đến khả năng khai thác

Thông tin trên được hãng tin Reuters đưa ra. 

Theo đó, khả năng Pháp sẽ cấm nhập khẩu loại khí đốt này do trước đó, Pháp đã cấm việc khai thác dầu đá phiến bằng công nghệ kích nổ thủy lực do những vấn đề liên quan đến môi trường.

Bà Ségolène Royal tuyên bố rằng theo hợp đồng do các đối tác của Pháp là Tập đoàn năng lượng Engie và Tập đoàn Năng lượng tái tạo Pháp Electricite de France với các đối tác Mỹ, các công ty của Pháp sẽ nhận được khí đốt hóa lỏng tự nhiên, trong đó có 40% là khí đốt dạng đá phiến.

“Tôi đã đề nghị cả hai tập đoàn này cần phải cảnh giác hơn, cũng như đã yêu cầu xem xét các khả năng pháp lý để ban hành lệnh cấm nhập khẩu khí đốt dạng đá phiến”, bà Royal tuyên bố.

Trước đó, tạp chí The Local, trích dẫn nguồn tin từ L'Express, cũng tuyên bố rằng Electricite de France đã ký kết một số hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến năm 2036.

Được biết, công nghệ khai thác khí đốt bằng kích nổ thủy lực đã bị cấm ở Pháp từ năm 2011.

Trước đó, ngày 21/4, một tuyên bố được phát đi rằng Mỹ đã lần đầu tiên cung cấp khí đốt cho châu Âu bằng hình thức sử dụng tàu biển. Khí đốt được Mỹ chuyển từ bang Luisiana đến cảng ở Bồ Đào Nha.

Ở châu Âu, khí đốt của Mỹ sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với khí đốt của Nga và hiện lượng khí đốt Nga chuyển đến các nước châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí đốt đã chiếm khoảng hơn 30% thị phần khí đốt toàn châu Âu.

Trong số này, Đức nhập đến một nửa lượng khí đốt của Nga, Italia nhập 1/3.

Ngoài Nga, các đối tác cung cấp khí đốt khác cho châu Âu gồm có Na Uy, Algieria và các quốc gia Trung Đông.

Ngày 6/5 vừa qua, tạp chí “Quan điểm” của Nga cũng đã đăng tải bài viết cho rằng Mỹ đang tìm cách chống lại việc triển khai xây dựng dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” của Nga.

Mục đích chính của hành động này là nhằm đưa khí đốt của Mỹ thâm nhập vào thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó, Washington cũng lên tiếng yêu cầu các quốc gia châu Âu cần phải dừng việc xây dựng đường ống này vì “đường ống đang đe dọa trực tiếp đến an ninh năng lượng và an ninh quốc gia các nước EU”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại