Trong Hội nghị Pháo binh Quốc tế, đại diện của Tập đoàn Leonardo đã công bố đàm phán về việc tích hợp đạn Vulcano với pháo tự hành (SPH) Krab của Ba Lan.
Nếu hoàn thành quá trình đàm phán và tích hợp thành công loại đạn mới, tổ hợp SPH nói trên sẽ khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 70 - 80 km, như vậy là tăng gấp đôi thông số tầm bắn tối đa của pháo tự hành Krab đang phục vụ trong Quân đội Ba Lan.
Tại buổi thuyết trình, đại diện của Leonardo cũng đưa ra các ví dụ về những tổ hợp pháo binh có thể sử dụng loại đạn này, trong đó pháo FH70, G5, M109, Palmaria, Zuzana, PzH 2000, K9... và CAESAR đã được đề cập.
Ngoài ra, tầm bắn tối đa khi sử dụng các hệ thống pháo binh có chiều dài nòng khác nhau đã được tiết lộ. Điển hình như một khẩu pháo có nòng dài gấp 39 lần đường kính (L/39), ví dụ M109A5, FH70) sẽ vươn tới được cự ly 55 km.
Trong khi đó với các hệ thống có chiều dài nòng ở mức L/52 như PzH 2000, CAESAR, Krab... tầm bắn tối đa sẽ tăng lên hơn 70 km.
Điều đáng chú ý là bất chấp niềm tin phổ biến, chìa khóa để nối dài tầm bắn không phải là tăng thêm chiều dài nòng pháo, mặc dù điều này cũng đóng một vai trò nào đó khi giúp tăng thể tích liều phóng, bởi so với một khẩu pháo nòng ngắn hơn, thuốc phóng chưa cháy hết cũng bị tống ra ngoài cùng đầu đạn, tạo ra lãng phí rất lớn.
Vulcano là loại đạn có độ chính xác cao cỡ 155 mm do Leonardo và Diehl cùng phát triển, cung cấp tầm bay hơn 70 km. Tầm bắn xa như vậy đạt được nhờ sử dụng thiết kế dưới cỡ nòng, cho phép đạn phát triển tốc độ hơn 1.000 m/s.
Đạn có hai phiên bản: Vulcano và Vulcano GLR, chúng đều được dẫn đường bằng cơ chế kết hợp bay theo quán tính và tham chiếu tín hiệu GPS, tuy nhiên phiên bản GLR được bổ sung hệ thống dẫn đường laser bán chủ động.
Cơ chế này hoạt động ở giai đoạn cuối của chuyến bay và không chỉ cho phép bắn trúng các mục tiêu tình trong môi trường tác chiến điện tử (EW) dày đặc, mà còn có thể tiêu diệt cả mục tiêu di động.
Tuy vậy dẫn đường bằng laser bán chủ động yêu cầu phải chiếu xạ mục tiêu bằng thiết bị chuyên dụng, việc này có thể được thực hiện bởi trinh sát pháo binh, hoặc với sự trợ giúp của UAV.
Ngoài ra phiên bản GLR còn có ngòi nổ có thể lập trình, cho phép cài đặt độ nổ của đạn khi va chạm, có độ trễ để phá hủy các mục tiêu được bảo vệ, cũng như nổ trên không ở độ cao nhất định nhằm tăng diện tích bắn trúng mục tiêu đã bị lộ.
Năm 2022, Ukraine đã nhận được 225 quả đạn Vulcano như một phần viện trợ quân sự từ Đức, tuy nhiên chưa có nhiều thông tin về hiệu quả của loại đạn này trên chiến trường.
Đạn 155 mm do Ấn Độ sản xuất được phát hiện trong pháo tự hành của Ukraine.