"Theo tôi, đây là một phán quyết ngoạn mục, xét về phạm vi và mức độ mà nó mang lại để giải thích rõ ràng Luật Biển - điều cần thiết từ lâu.
Quan điểm đồng thuận của 5 trong số các trọng tài viên uyên bác và có bề dày kinh nghiệm về luật biển quốc tế là điều đặc biệt quan trọng.
Trước hết, phán quyết của Tòa trọng tài một lần nữa khẳng định mạnh mẽ rằng việc giải quyết tranh chấp cần tuân theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đồng thời cũng là một là lời tái khẳng định việc thực thi luật quốc tế cần được đặt lên trên quyền lực chính trị.
Toà trọng tài đã đưa ra một lời khiển trách cứng rắn cho những ai sử dụng hành vi cưỡng chế để đạt được mục tiêu của mình trên các vùng biển.
Thứ hai, phán quyết của Tòa bổ sung thêm sự rõ ràng đối với Luật Biển.
Giờ đây, chúng ta có cách hiểu rõ ràng hơn loại đảo nào được hưởng vùng tài nguyên (vùng đặc quyền kinh tế cho phép khai thác các nguồn tài nguyên) và loại đảo nào thì không.
Phán quyết sẽ khiến nhiều quốc gia phải xem xét lại chính sách của mình trong vấn đề này.
Bên cạnh đó, phán quyết cũng làm rõ rằng chỉ có một khu vực rất hạn chế đối với "chủ quyền lịch sử" - một trong hai điểm mà Trung Quốc đã dựa vào để biện minh cho hành vi của mình, bên cạnh "vùng tài nguyên".
Cuối cùng, phán quyết cần được xem như một nền tảng để cải thiện các cuộc đàm phán song phương trong tương lai.
Phán quyết thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp và vì thế sẽ giúp các bên tiến gần hơn đến giải pháp cuối cùng về sự khác biệt của họ".