Là trường con nhà giàu có tiếng tại Việt Nam, Rmit xưa nay luôn được nhiều người biết đến với những màn khoe của có một không hai trên các trang mạng xã hội của sinh viên trường này. Hoặc cứ mỗi lần nhắc đến ngôi trường này người ta sẽ nghĩ ngay tới số tiền học phí ngất ngưởng mà các bậc phụ huynh phải chi trả cho con em mình.
Chính bởi vậy khi gặp sinh viên trường này, ai cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vì cuộc sống sang chảnh, tiện nghi của họ.
Những câu hỏi chẳng khác chi màn khoe của xuất hiện trên confesstions của Rmit
Học phí lên tới 9 con số của trường ĐH Rmit cho một khóa học (Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, không phải cứ học trường sang là sung sướng, cũng không phải học trường giàu có là không phải đi làm thêm. Tiền nhiều thì vốn là tiền của ba mẹ, và chỉ vì nhận thức được điều đó mà mỗi khi đi xin việc làm thêm, nhiều sinh viên trường Rmit khi được hỏi em học trường nào lại thỉnh thoảng bị kỳ thị như trường hợp dưới đây.
Cụ thể trên confesstion Đại học Rmit cách đây vài ngày có đăng tải dòng tâm sự của một bạn sinh viên về chuyện đi xin việc làm thêm của bản thân thu hút sự chú ý của nhiều người.
Chàng trai kể rằng mình đã đi xin việc khá nhiều nơi, nhưng lại nhận về những câu phỏng vấn dạng "cà khịa" như "Trời RMIT mà cũng đi làm hả", "Ba mẹ giàu rồi đi làm chi nữa". Thực sự sau những lần như thế chàng trai cũng không có hứng thú mà làm, bởi nó chẳng khác gì những lời châm biếm, cười cợt trước sự cố gắng của người ta.
Trong dòng chia sẻ của mình nam sinh này cũng có viết: "Hôm nay có tiền nhưng ngày mai đâu ai biết trước được chuyện gì.
Nên khi vẫn còn có điều kiện, khi ba mẹ vẫn còn lo cho mình được thì tranh thủ học tập cho tốt, rồi tập tành đi làm đi các bạn ạ, bớt để ý chuyện nhà người ta. Đi làm để sau này không có ba mẹ mình vẫn có khả năng lo cho cuộc sống của mình nhé. Chứ già đầu rồi mà vẫn cứ suy nghĩ ba mẹ có tiền thì không cần đi làm người ta nói là vô dụng á."
Bài viết thể hiện nỗi lòng của nam sinh trường ĐH Rmit
Dù sinh ra đã sống trong nhung lụa, từ nhỏ cuộc sống đã hưởng được đầy đủ mọi thứ tốt đẹp trên đời, nhưng đâu phải vì thế mà họ sống ỷ lại. Sinh viên RMIT không bao giờ chịu để mình "sướng", bởi sự giáo dục tốt nên suy nghĩ của nhiều người trong số học cũng chín chắn hơn, trong cuộc sống họ thật sự rất năng động và siêng năng trong mọi hoạt động.
Nhiều cư dân mạng sau khi đọc được bài viết trên không ngần ngại bày tỏ sự đồng cảm với nỗi lòng của cậu bạn. Tài khoản Đình Bảo có viết: "Cofesstion hay nhất trước giờ được đọc, sao vẫn có người nghĩ nhà có điều kiện là được phép cho bản thân ngồi sung sướng bào mòn cái móng nhà à???".
Còn bạn Minh Đức chia sẻ: "Mình tuy không học Rmit nhưng mình khá bức xúc có thằng hỏi mình học khoa quốc tế mà phải đi xe waves à, coi bộ chúng nó muốn mình lái xe tăng đi học hay cái gì không biết nữa."
Trong cuộc sống, khi đi xin việc nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm bạn là sinh viên trường Rmit hay sinh viên của một trường Đại học bình thường nào đó. Rồi sau này ra trường sinh viên trường nào cũng phải tham gia phỏng vấn xin việc như nhau.
Sinh viên trường Rmit họ cũng hiểu rằng muốn có một công việc tốt, muốn được nhận vào làm, bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường.
Những trải nghiệm, bài học từ việc làm thêm sẽ là những hành trang vô cùng quý giá sau này để họ sẵn sàng bước vào một môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp và năng động.