Palestine bị "bỏ rơi" sau màn tái hợp “đột phá” giữa Israel và Mỹ

Hồng Nhung |

Các tuyên bố của Tổng thống Trump về Jerusalem đang khiến quốc tế lo ngại về động thái Mỹ gần Israel đối phó Palestine.

Tuyên bố của Tổng thống Trump đến gần Israel

CNN trích dẫn: “Đã 1 năm kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Các định hướng của Tổng thống Trump đã khiến cho tình hình thế giới có nhiều thay đổi.”

Theo CNN, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến thăm Mỹ tại Washington và gặp gỡ Tổng thống Trump.

Về vấn đề Israel và Palestine, Tổng thống Mỹ đã có các tuyên bố khiến cho tình hình Trung Đông một lần nữa lại rơi vào bế tắc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Israel giữ lại việc xây dựng khu định cư trong khi vẫn theo đuổi thỏa thuận cuối cùng nhằm chấm dứt xung đột giữa Israel và Palestine.

Trong các tháng gần đây, chính phủ Mỹ và chính phủ Israel chưa thể thống nhất xây dựng khu tái định cư và điều này gây nhiều sức ép cho ông Netanyahu.

Căng thẳng vẫn tồn tại và chưa chấm dứt. Điều này khiến Trung Đông vẫn trải qua thời gian dài khủng hoảng và căng thẳng. Điểm mấu chốt đầu tiên là tuyên bố của Tổng thống Trump về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tiến trình hòa bình của Tổng thống Trump đang dần lộ ra tính phi thực tế. Tuyên bố về Jerusalem của Tổng thống Trump đã khiến cho kế hoạch ban đầu chệch hướng.

Theo các nhà quan sát, Tổng thống Mỹ đã đánh mất tính hiệu quả khi tuyên bố về biên giới Jerusalem hay chủ quyền Israel. Điều này đã khiến cho quốc tế phản đối mạnh mẽ.

Người dân Palestine phản đối bất kỳ yêu cầu nào từ phía Mỹ. Trong bài phát biểu tại cuộc họp Hội đồng trung ương Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết, người dân Palestine sẽ không chấp nhận tuyên bố của Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Bài phát biểu của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lần thứ hai tại Hội đồng trung ương PLO tiếp tục phủ nhận đề xuất đơn phương của Mỹ. Hội đồng trung ương PLO kêu gọi Liên Hợp Quốc cần phải đứng ra giải quyết căng thẳng cao điểm giữa Palestine và Israel.

Hiện tại Palestine đang từ chối gặp gỡ và thảo luận với bất kỳ thành viên nào trong chính quyền Tổng thống Trump khi phó Tổng thống Mike Pence đang có chuyến thăm Trung Đông.

“Mỹ liên tục khẳng định là trung gian cho tiến trình hòa bình nhưng điều này hoàn toàn thất bại”, một thành viên cấp cao PLO cho biết.

Tuần trước, Mỹ tuyên bố giữ lại 65 triệu USD cam kết với Cơ quan Công tác và Cứu trợ của Liên Hợp Quốc (UNRWA), chuyên phụ trách giúp đỡ người tị nạn Palestine.

Ông Wasel Abu Youssef, một quan chức Tổ chức giải phóng Palestine đã chỉ trích động thái này và xem đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm phủ nhận quyền lợi của người Palestine.

Ông Pierre Krähenbühl, người đứng đầu của UNRWA cho biết, việc Mỹ giảm viện trợ đối với UNRWA sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhân đạo của cơ quan này tại Trung Đông. Quyết định rút lại viện trợ sẽ gây trở ngại cho tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel đồng thời làm suy yếu niềm tin của người Arab đối với Mỹ.

“Bế tắc toàn bộ”

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể dễ dàng thực hiện cam kết với kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump bởi biết rằng, Israel sẽ không phải nhượng bố bất kỳ điều gì với Palestine.

“Vào thời điểm hiện tại, điều này hoàn toàn bế tắc giữa Israel và Palestine. Tình hình chưa hề xoay chuyển và tiến trình hòa bình khó có thể thực hiện”, ông Yehuda Ben Meir, người đứng đầu dự án ý kiến cộng đồng và an ninh quốc gia tại Viện nghiên cứu an ninh quốc gia của Israel cho biết.

Việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã khiến thế giới phản đối mạnh mẽ. Tiếp theo đó là kế hoạch của Tổng thống Trump trong việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem cũng vấp phải luồng chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Chuyến thăm của phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại khu vực mang lại niềm vui cho chính phủ Israel sau tuyên bố của Tổng thống Trump nhưng lại khiến Palestine thất vọng.

Theo các nhà quan sát, chính phủ Israel cảm thấy hài lòng là chính phủ duy nhất trên thế giới được cởi mở trong chính sách của Tổng thống Trump.

Trong khi đó, các nhà quan sát cho rằng, Palestine có thể cảm thấy giống như bị Mỹ từ bỏ. Palestine có thể hướng đến châu Âu nhằm giải quyết vấn đề giữa Palestine và Israel. Tuy nhiên, liên minh châu Âu chưa từng chủ trì bất kỳ hội đàm nào giữa Israel và Palestines trong hơn một thập kỷ qua.

Đối với các quốc gia Ả rập, Palestine đang bị lãng quên bởi đầy rẫy các xung đột trong khu vực. Sự chú ý của Saudi Arabia đang hướng đến Iran trong khi Ai Cập tập trung vào cuộc nổi dậy tại Sinai.

“Chúng tôi không can thiệp vào bất kỳ vấn đề gì của các quốc gia Arab cũng như không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào vấn đề của chúng tôi. Hãy tránh xa chúng tôi”, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nhấn mạnh.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh tính cần thiết duy trì kiểm soát an ninh toàn bộ Bờ Tây của Israel trong bất kỳ thỏa thuận vị trí nào. Tuy nhiên, ông Netanyahu lại không nói rõ về hướng giải quyết cho hai triệu người dân Palestine đang sống ở đó.

Các tuyên bố ủng hộ chính trị cũng như ngoại giao của Mỹ đối với Israel không hề tháo gỡ nút thắt giữa Palestine và Israel trong thời gian gần đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại