Ông Vi Kiến Thành: 'Tôi từng xin thôi chức Cục trưởng Cục Điện ảnh'

Ngọc Ánh |

Phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm truyền hình nổi tiếng "Đất Phương Nam", cũng từng gây tranh cãi về một số chi tiết liên quan đến lịch sử. Tại hội thảo về điện ảnh sáng 9/11, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nhắc lại khoảng thời gian bộ phim phải thẩm định lại.

Tiềm năng làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử rất lớn, nhưng khâu kêu gọi đầu tư, sản xuất, phát hành nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học diễn ra sáng 9/11 tại Hà Nội.

Theo các nhà làm phim, khó khăn lớn nhất là làm sao để khán giả hiểu phim điện ảnh về lịch sử khác với phim tài liệu, và ê-kíp có quyền sáng tạo một số chi tiết để tác phẩm thêm hấp dẫn.

 - Ảnh 1.

Hội thảo Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học thu hút nhiều chuyên gia, nhà làm phim trong nước và quốc tế. Ảnh: Đào Anh Vũ.

Phim điện ảnh Đất rừng phương Nam lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm truyền hình nổi tiếng Đất Phương Nam , cũng từng gây tranh cãi về một số chi tiết liên quan đến lịch sử.

Trong phim có những hoạt động và lời thoại nhắc đến "Nghĩa hòa đoàn" và "Thiên địa hội". Ê-kíp làm phim và Cục Điện ảnh khẳng định cái tên này hoàn toàn không liên quan đến phong trào cùng tên do Chu Hồng Đăng lãnh đạo ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, phim vẫn phải thẩm định lại. Nhà làm phim bỏ tên và lời thoại liên quan đến Thiên Địa hội , Nghĩa Hòa đoàn và thay bằng tên gọi khác không liên quan đến hội nhóm của nước ngoài.

Nhắc lại câu chuyện này tại hội thảo, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết Cục Điện ảnh đã ba lần lên báo cáo Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội về những vấn đề xoay quanh Đất rừng phương Nam . Trong đó, ở lần báo cáo cuối cùng, không khí rất căng thẳng.

 - Ảnh 2.

Phim Đất rừng phương Nam lấy bối cảnh những năm 1920-1930.

"Lúc đó, tôi đã nói rằng nếu phải tìm một ai để nhận trách nhiệm về chuyện phát hành phim, thì không nên quy kết tội cho đoàn phim Đất rừng phương Nam vì họ không sai. Nếu việc đó là cần thiết để giải quyết khủng hoảng truyền thông, cách tốt nhất là cách chức Cục trưởng Cục Điện ảnh, tức là tôi", ông Vi Kiến Thành nói.

Trước đó, lãnh đạo Cục Điện ảnh từng lý giải bộ phim không đề cao, ca ngợi một hội nhóm nào mà chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer…

Giai đoạn 1920-1930, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh yêu nước còn rời rạc. Sau khi Đảng ra đời các tổ chức được tập hợp lại và đấu tranh có mục tiêu cụ thể. Định hướng câu chuyện trong phim là xây dựng nhân vật Hai Thành - cha của An - cùng hội của ông sẽ là những thành viên gia nhập Việt Minh về sau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại