Thể chế hiện tại không cho phép lãnh đạo Trung Quốc tại vị liên tục quá 2 nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm) nhằm chống lại tư tưởng độc tài trong các lãnh đạo nước này.
"Chủ tịch Tập, nhà lãnh đạo đảng và tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang muốn tiếp tục lãnh đạo đất nước sau năm 2022 để khám phá một cơ cấu lãnh đạo giống mô hình của ông Putin", một quan chức Trung Quốc quen thân với các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc nói với tờ Wall Street Journal.
Ông Tập Cận Bình là người kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012, hiện đang ở thời điểm cuối nhiệm kỳ đầu tiên.
Tờ Wall Street Journal còn cho biết ông Tập hiện đang "gia tăng quyền lực của các lãnh đạo kinh tế, lực lượng vũ trang... theo hướng tăng quyền cho người lãnh đạo và loại bỏ hệ thống tập thể lãnh đạo được đưa ra sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời năm 1976".
Điều này trái ngược hoàn toàn với chính sách của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Cẩm Đào luôn đề cao hợp tác và trách nhiệm tập thể khi còn đương chức.
Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây cũng được xem là "hạt nhân" của đảng Cộng sản Trung Quốc, trạng thái khá giống với người sáng lập đảng là ông Mao Trạch Đông, với nhiều quyền hành trong đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc.