Tổng thống đắc cử Joe Biden bất ngờ ‘loại bỏ’ nhóm vệ sĩ làm việc dưới thời ông Trump. (Ảnh: Reuters)
Theo đó, những thay đổi này diễn ra trong bối cảnh các đồng minh của ông Biden lo ngại một số nhân viên an ninh hiện tại vẫn có liên hệ chính trị với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
"Cơ quan an ninh Mỹ có nhiệm vụ duy nhất là cung cấp sự bảo vệ cho các nhà lãnh đạo được bổ nhiệm và các quốc gia khác trên thế giới luôn cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn trong các hoạt động này, hoàn toàn phi chính trị và không liên quan đến đảng phái chính trị của những người được bảo vệ", phát ngôn viên cho biết. Phát ngôn viên Cơ quan an ninh Catherine Miloan cho biết cơ quan này vẫn cam kết tuân theo các nguyên tắc đứng ngoài chính trị.
Ngoài ra, theo một trong những cựu lãnh đạo của Cơ quan an ninh coi việc cải tổ lại công tác an ninh cho Tổng thống đắc cử Biden là hợp lý, vì tổng thống mới sẽ thoải mái hơn khi làm việc "với những người mà ông ấy biết, những người ông ấy tin tưởng và những người từng quen thuộc với cách thức làm việc của ông ấy".
Trong quá khứ, cựu Tổng thống Bill Clinton và phu nhân Hillary Clinton được cho cũng từng cảm thấy không tin tưởng đội mật vụ bảo vệ họ trong những ngày đầu của nhiệm kỳ. Ông Clinton được cho từng lo ngại những mật vụ này đã quá thân thiết với Tổng thống tiền nhiệm George H.W. Bush và có thể là nguồn gây rò rỉ thông tin riêng tư của ông Clinton với báo giới trong những tháng đầu tiên tại Nhà Trắng.
Trước đó, Cơ quan An ninh Mỹ có kế hoạch cử thêm nhân sự để giữ an toàn cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong khi chờ đợi chiến thắng trong cuộc bầu tổng thống.
An ninh tăng cường để bảo vệ tổng thống đắc cử, ngay sau khi ứng cử viên được tuyên bố là người chiến thắng. Theo truyền thống, quá trình tăng cường bảo vệ diễn ra ngay sau cuộc bầu cử diễn ra, khi một trong các ứng cử viên tuyên bố chiến thắng, và người kia thừa nhận thất bại.
Mới đây, cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho biết sẽ tung bằng chứng về gian lận bầu cử vào phút chót khi các nghị sĩ tại lưỡng viện nhóm họp. Tính đến ngày 30/12, ít nhất một thành viên tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley, và nhiều Hạ nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện đã tuyên bố sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn khi quốc hội Mỹ nhóm họp vào ngày 6/1 để xác nhận kết quả và công bố tổng thống đắc cử.
Nếu nhận được đơn khiếu nại có chữ ký của ít nhất một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ, Hạ viện và Thượng viện Mỹ có thể bỏ phiếu độc lập để quyết định có vô hiệu hóa kết quả bầu cử hay không. Khi đó, một cuộc tranh luận kéo dài nhiều giờ đồng hồ tại quốc hội Mỹ có thể sẽ diễn ra liên quan tới việc xem xét lại kết quả bầu cử.
Theo kế hoạch, Phó Tổng thống Mike Pence, người đang giữ vai trò là Chủ tịch Thượng viện, sẽ chủ trì phiên họp của lưỡng viện vào ngày 6/1 và chính thức xác nhận tổng thống đắc cử Mỹ dựa trên phiếu bầu đại cử tri đoàn. Tuy nhiên, hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Texas Louie Gohmert đã đệ đơn kiện ông Pence nhằm ngăn ông xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.